-
Chiều Thu Dạo Suối Tô Châu
Thân ái chào các bạn, Dạo này vì lười sáng tác Thơ, nghĩ cũng đã lâu, nhưng ngại ngòi bút bị tịt, nhưng hôm nay cảm thấy sảng khoái vì bầu trời chớm vào Thu, với lại đọc thấy chủ đề trên Mạng có một bài viết về Gái Đẹp Tô Châu, và hình ảnh các nàng kiều nữ Tô Châu trông thật là diễm lệ, khiến hứng bút, nên tại hạ làm bài thơ dưới đây, xin chia sẻ cùng các bạn yêu thơ và cũng luôn thể trích bài Tùy Bút về Tô Châu của tác giả Tiến Đạt gởi đến quý bạn nhàn lãm. Chúc tất cả…
-
Hạt Cơm
Tạp Ghi: Hạt Cơm – Huy Phương Tôi có một câu chuyện về cơm để kể hầu quý bạn. Số là hồi đi tù ngoài Bắc, bọn chúng tôi đói triền miên từ ngày này qua tháng khác, khoai sắn cũng chỉ lửng dạ khỏi chết là may, còn hạt cơm, năm thì mười hoạ vào những ngày lễ tết mới có lưng bát. Trong hoàn cảnh ấy chúng tôi thèm cơm biết là chừng nào. Một hôm, toán tù chúng tôi có nhiệm vụ lên rừng đẵn cây, không có vệ binh đi kèm. Từ đằng xa chúng tôi trong thấy một ngôi mộ đất còn mới, một người…
-
Tuổi Già Và Chuyện Lái Xe
Tuổi Già Và Chuyện Lái Xe-Tạp Ghi Huy Phương Đối với người Việt Nam, đến tuổi 70 cũng chưa phải là già, kể cả những người lên 80, cũng không ai dám gọi là cụ ông, cụ bà, vẫn còn khả năng lái xe, nhưng đối với cảnh sát Mỹ thì chúng ta nên coi chừng, tuổi senior (từ 62 trở lên) là lớp tuổi dễ bị thu bằng lái nhất. Các bạn già của tôi, hãy tưởng tượng đến lúc chúng ta không còn được phép lái xe, thì cuộc sống này trở nên bất tiện, buồn bã biết bao nhiêu. Ở Mỹ này không lái xe được xem…
-
Viết về Đặng Dung: “hữu xạ tự nhiên hương”
Viết về Đặng Dung: “hữu xạ tự nhiên hương”, Đọc qua bài thơ của Đặng Dung, ông Thiện Nhân Nguyễn Khánh Do có lời viết như sau: Đầu bạc giang san thù chưa trả, Long tuyền mấy độ bóng trăng soi. Tiểu sử: Danh tướng Đặng Dung, sinh không rõ năm, mất năm 1413. Ông người Nghệ An nhưng theo gia đình vào lập nghiệp tại vùng đất nay thuộc quận Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Ông cùng Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Suý rước Trần Quý Khoách về Nghệ An lập lên vua Trùng Quang quyết liệt kháng Minh. Năm 1413 ông cùng vua Trùng Quang bị bắt giải về…
-
Câu Chuyện Chuyển Ngữ Bài Thơ Ông Đồ
Câu Chuyện Chuyển Ngữ Bài Thơ Ông Đồ 從越南詩 <Ông Đồ >音譯為中國詩的记录 (Câu chuyện chuyển Ngữ bài Thơ Ông Đồ) Vừa qua Tết mấy hôm, thì bỗng có ông bạn làm cùng sở ghé thăm, ông bạn này biết tôi thích làm thơ, cho nên ông thường hay gọi tôi “nhà thơ” và hể cứ mỗi lần gặp nhau, ông thường chào hỏi tôi với câu xã giao: “Hello! chào nhà thơ, sao, dạo này khỏe chứ”? (nguyên văn của ông bạn) Còn về cá nhân ông bạn, tuy ông không biết làm thơ, nhưng ông rất “mê” đọc thơ, nhất là những tác phẩm của các nhà thơ thời…
-
Viếng Tang Ma
Theo tập tục cử hành tang lễ ở VN, nhất là ở các vùng lục tỉnh thuộc miền tây nam bộ thì diễn tiến rất là lạ (so với nhãn quan của người tây phương họ nhìn). Ví dụ như gia đình nào mà có người thân vừa nhắm mắt thì được tang chủ tổ chức “ma chay tại gia” rất là trọng thể, ngược lại cũng có những tang ma chỉ làm “đám” đơn sơ tùy theo hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình. Thông thường thời gian cử hành tang lễ thì từ 2 ngày, 3 hay 4 ngày hoặc 5, 6 ngày đêm,…
-
Phật Hay Đống Phân Bò ?
“PHẬT HAY ĐỐNG PHÂN BÒ ?” Dưới đây là mẫu truyện sưu tầm về giai thoại rất lý thú, giữa lão Tô (1) và lão Phật Ấn (2) (1) Lão Tô: Tô Đông Pha, (2) Phật Ấn: Thiền sư Liễu Nguyên Cốt truyện được lồng trong tiêu đề: Tâm Phật Kiến Phật, Tâm Ma Kiến Ma, như sau: Một hôm, Tô Đông Pha đến Thiền Viện chơi với Thiền sư Phật Ấn suốt cả buổi. Hai người đối ẩm, đàm đạo về Pháp Thiền rất tâm đắc. Đến lúc sắp ra về, bất chợt Tô Đông Pha hỏi lão Phật Ấn: -Ngài trông thấy dung mạo tôi như thế nào?…