Thất Ngôn Bát Cú,  Thơ Tiền Chiến

Khuê Phụ Thán

Khu Phụ Thán, là mười bài thơ Nôm, Đường Luật, viết theo thể Thất Ngôn Bát Cú, theo lối “thập thủ liên hoàn”. Trong thi phẩm này, Thượng Tân Thị đã mượn tâm sự của chính mình để thay lời bà Nguyễn Hoàng Phi, thứ phi của vua Thành Thái và là mẹ của vua Duy Tân, để nói lên tâm trạng thương nhà nhớ nước, nỗi đau xót là niềm đau dân tộc, khi hai vị vua này bị thực dân Pháp đày sang đảo Réunion (Phi Châu) năm 1916. Bên cạnh đó, tác giả còn có ý muốn gửi gắm niềm riêng của chính mình:
Khuê phụ thán
I
Chồng hỡi chồng ơi ! Con hỡi con !
Cùng nhau chia cách mấy thu tròn.
Ven trời góc bể buồn chim cá,
Dạn gió dày sương tủi nước non.
Mộng điệp khéo vì ai lẽo đẽo,
Hồn quyên luống để thiếp thon von.
Ngày qua tháng lại trông đăm đẳm,
Muôn vạn xa xuôi mắt đã mòn.
II
Đã mòn con mắt ở Phi Châu,
Có thấy chồng đâu con ở đâụ
Dẫu đặng non xinh cùng bể tốt,
Khó ngăn ió thảm với mưa sầụ
Trách ai dắt nẻo khôn lừa lọc,
Khiến thiếp ra thân chịu dãi dầụ
Bớ bớ xanh kia sao chẳng đoái,
Xui lòng oằn oại trót canh thâụ
III
Canh thâu chưa nghỉ hãy còn ngồi,
Gan ruột như dầu sục sục sôị
Nghĩa gá ấp yêu đành lỡ dở,
Công cho bú mớm chắc thôi rồị
Quyết gìn giữ dạ tròn sau trước,
Biết cậy nhờ ai tỏ khúc nôi !
Dâu bể xanh xanh trời một góc,
Hỡi chồng ơi ! Với hỡi con ôi !
IV
Con ôi ! Ruột mẹ ngướu như tương,
Bảy nổi ba chìm xiết thảm thương.
Khô héo lá gan cây đỉnh Ngự,
Đầy vơi giọt lệ nước sông Hương.
Quê người đành gởi thân trăm tuổi,
Đất tổ mong vì nợ bốn phương.
Mẹ cũng trông mau rồi một kiếp,
Để cho vẹn vẽ mối cang thường.
V
Cang thường gánh nặng cả hai vai,
Biết cậy cùng ai tỏ với aị
Để bụng chỉ e tằm đứt ruột,
Hở môi thì sợ vách nghiêng tai.
Trăng khuya nương bóng chênh chênh một,
Kiếng bể soi hình tẻ tẻ hai.
Nhắm thử từ đây qua đến đó,
Đường đi non nước độ bao dài ?
VI
Bao dài non nước chẳng hay cùng,
Xin gởi hồn ta đến ở chung.
Sống thác miễn cho tròn một tiết,
Trước sau khỏi thẹn với ba tùng.
Quê nhà đã có người săn sóc,
Đất khách nương nhau khỏi lạ lùng.
Mảng tính chưa xong vừa chớp mắt,
Trống lầu đâu đã đổ lung tung.
VII
Đã đổ lung tung tiếng trống thành,
Giựt mình tỉnh dậy mới tàn canh.
Sương sa lác đác dằn tàu lá,
Gió thổi lai rai lạc bức mành.
Cảnh ấy tình này thôi hết muốn,
Trời kia đất nọ nỡ bao đành.
Thương nhau chẳng đặng cùng nhau trọn,
Xin hẹn chung cùng kiếp tái sanh.
VIII
Kiếp tái sanh may có gặp không,
Kiếp này đành thẹn với non sông.
Chiêm bao lẩn thẩn theo chơn bướm,
Tin tức bơ vơ lạc cánh hồng.
Tính tới tính lui thân cá chậu,
Lo quanh lo quẩn phận chim lồng.
Đã không chung hưởng thôi thì chớ,
Sao lỡ xa nhau chồng hỡi chồng !
IX
Hỡi chồng ! Có thấu nỗi nầy chăng ?
Sóng gió khi không dậy đất bằng.
Non nước chia hai trời lồng lộng,
Cha con riêng một biển giăng giăng.
Mối sầu kia gỡ khoanh chưa hết,
Giọt thảm này tuôn bửng khó ngăn.
Ngán bấy cuộc đời khôn gượng gạo,
Canh chầy còn ở dưới cung trăng.
X
Ở dưới cung trăng luống nỉ non,
Đắng cay như ngậm trái bồ hòn.
Khói mây giọng quốc nghe hơi mỏn,
Sương tuyết mình ve nhắm đã mòn.
Lằn mõ làng xa canh lốc cốc,
Tiếng chua chùa cũ dộng bon bon.
Nỗi riêng ai biết ta thương nhớ,
Chồng hỡi chồng ơi ! Con hỡi con !
Thượng Tân Thị

Leave a Reply