Diễn Đàn Bạn Đọc

Thống Nhất Đài

Thưa quý vị, Tôn chỉ của chúng tôi là chuyển tải một số bài vở, tin tức, trung thực, khách quan đến với Cộng Đồng người Việt tại hải ngoại cũng như quốc nội và tuyệt đối không chủ trương tự ý loan tải những bản tin thất thiệt, như các thuyết “âm mưu” chẳng hạn, đồng thời mọi hoạt động của chúng tôi với tính cách phi lợi nhuận, phi đảng phái, do đó không một thế lực nào hay bất kỳ một tổ chức chính trị, đảng phái nào có thể chi phối lập trường chính thống của chúng tôi để rồi lèo lái chúng tôi theo “quỹ đạo” riêng của họ. Trân trọng.

 

Thống nhất lãnh thổ là điều không thể tránh khỏi trong lịch sử phát triển vĩ đại của đất nước Trung Quốc.

Đài Loan cách bờ biển đại lục gần 100 hải lý (Ảnh cắt từ Google Earth)
Hồi đầu năm nay, Thời báo Hoàn Cầu, phụ san của Nhân dân Nhật Báo (Trung Quốc đại lục) phát đi thông điệp: “Quân đội Trung Quốc đang chuẩn bị cho các cuộc chiến tiềm tàng bằng việc tập trận, các lực lượng ly khai Đài Loan và thế lực nước ngoài đừng nên tính toán sai lầm”.
Từ lâu Bắc Kinh chấp nhận sự tồn tại của Đài Loan với tư cách là “một quốc gia hai chế độ”. Chính sách này được coi là thành công trên lĩnh vực kinh tế, xã hội khi hòn đảo này trở thành nền kinh tế tư bản phát triển nhất thế giới, một trung tâm công nghệ cao tại châu Á.
Đường hướng tư bản dần thay đổi tư duy của lãnh đạo Đài Loan từ Tưởng Giới Thạch, đến người đương nhiệm, nữ chính trị gia Thái Anh Văn đã lái chính sách về phía Mỹ và phương Tây.
Người Mỹ không giấu giếm ý đồ “bảo vệ Đài Loan”, lôi kéo hòn đảo này về phía mình. Cùng với việc can thiệp vào Tân Cương, Tây Tạng, đây là cách mà Washington làm nhiễu nhương Trung Quốc, phân tán sức mạnh cường quốc châu Á.
Ông Mã Hiểu Quang, phát ngôn viên Văn phòng Các vấn đề Đài Loan nói rằng: “Thống nhất là điều không thể tránh khỏi trong lịch sử phát triển vĩ đại của đất nước Trung Quốc”. Vì vậy, về mặt chính trị, Trung Nam Hải buộc phải giữ Đài Loan như là một phần lãnh thổ không thể tách biệt.
Về mặt địa lý, Đài Loan trở nên đặc biệt quan trọng với Trung Quốc trên con đường “Nam tiến”. Trung Quốc tuy rộng lớn, nhưng họ dường như mắc phải “lời nguyền địa lý” tứ bề thọ địch.

Ông Tập Cận Bình đang mắc phải “lời nguyền địa lý”

Từ bờ Đông nhìn về bán đảo Triều Tiên là mấy vạn quân Mỹ túc trực, cùng khí tài hiện đại thông qua Hiệp ước gìn giữ hòa bình với Seoul trị giá hàng tỷ USD mỗi năm.
Cách bờ biển tỉnh Phúc Kiến chưa đầy 100 hải lý là đảo Đài Loan ngày đêm đòi ly khai, thi thoảng tàu chiến Mỹ xuyên qua eo biển này, gây cho Bắc Kinh cảm giác bất an!
Từ Đài Loan xuôi xuống phía Nam Biển Đông gần 2.000km là một Philippines với chính sách ngoại giao “mưa nắng thất thường”, song về cơ bản không thể nào thân thiết với Trung Quốc.
Trên đất liền, phía Bắc là khu tự trị Nội Mông – một vùng lãnh thổ có dân số tương đương nước Úc, GDP bằng Phần Lan, vốn có lịch sử bất ổn, thỉnh thoảng đòi ly khai khỏi đại lục.
Về hướng Tây là khu tự trị Tân Cương, với đa số người Hồi giáo, ở đây nổi lên chủ nghĩa khủng bố theo hơi hướng Trung Đông. Việc Taliban nắm quyền kiểm soát Afghanistan mang đến mối lo cho Trung Quốc nếu như phong trào Hồi giáo ly khai, phiến quân theo đó bùng dậy.
Toàn bộ vòng cung lãnh thổ Trung Quốc từ Bắc sang Tây không được trấn giữ bởi người Hán, lại là nơi đầu nguồn của các con sông lớn, nắm giữ nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng, “long mạch” của đất nước.
Lịch sử Trung Quốc trải qua 83 triều đại phong kiến, hàng nghìn cuộc chiến tranh lớn nhỏ chủ yếu là xung đột giữa các tộc người, trong đó nổi lên hiện tượng là các tộc người phía Bắc, Tây luôn chực chờ cơ hội vượt qua Vạn lý trường thành tiến về phía Đông tranh giành đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thời nào cũng “đau đầu” vì câu chuyện trị quốc, giải quyết mâu thuẫn nội bộ, cách tốt nhất mà họ chọn là mở đường tiến về phía Nam, độc chiếm Biển Đông, thâu tóm Đông Nam Á, ra Thái Bình Dương.
Nếu Đài Loan ly khai, nghĩa là quân Mỹ và đồng minh càng đến sách nách lãnh thổ đại lục, con đường “Nam tiến” coi như bị phong tỏa. Từ cơ sở này cho thấy việc Trung Quốc thống nhất Đài Loan là sớm hay muộn mà thôi.
Năm 2014, Tổng thống V. Putin lấy Crimea (một phần lãnh thổ Ukraina) cũng vì lý do tương tự, Kiev lộ rõ ý đồ ngả về NATO, lấy được Crimea là làm chủ Biển Đen, bảo đảm an toàn cho lãnh thổ Nga ở bờ Đông, ngăn chặn từ xa âm mưu của Mỹ và đồng minh.
Dĩ nhiên, Đài Loan không phải là Crimea! Liệu rằng, ông Tập Cận Bình sẽ sử dụng vũ lực ồ ạt đè bẹp Đài Loan hay sử dụng “bàn tay sắt bọc nhung” mà không tốn viên đạn nào như V. Putin?
Nguồn: Diễn Đàn Doanh Nghiệp VN

 

Leave a Reply