Tử Vi Đẩu Số
Đối với các định nghĩa khác, xem Tử vi (định hướng).
Bài này được viết như một bài bình luận cá nhân, tiểu luận chủ quan hay nghị luận và trình bày tư tưởng, quan điểm riêng của người viết chứ không phải là một bài viết bách khoa. |
|
Bài này không có nguồn tham khảo nào. |
|
Tính chính xác của bài viết này đang bị nghi ngờ. Có người cho rằng một phần hay toàn bộ bài này hay đoạn này có thể là tin vịt. |
Tử Vi, hay Tử Vi Đẩu Số, là một bộ môn huyền học được dùng với các công năng chính như: luận đoán về tính cách, hoàn cảnh, dự đoán về các ” vận hạn” trong cuộc đời của một người đồng thời nghiên cứu tương tác của một người với các sự kiện, nhân sự…. Chung quy với mục đích chính là để biết vận mệnh con người.
Tử vi được xây dựng trên cơ sở chính của thuyết thiên văn: Cái Thiên, Hỗn Thiên, Tuyên Dạ và triết lý Kinh Dịch với các thuyết âm dương, ngũ hành, Can Chi. Lá số tử vi bao gồm 12 cung chức, 01 cung an Thân và khoảng 108 sao và được lập thành căn cứ vào giờ, ngày, tháng, năm sinh theo âm lịch và giới tính và lý giải những diễn biến xảy ra trong đời người.
Tử vi là tên một loài hoa màu tím. Từ ngàn xưa Khoa Chiêm tinh Tướng mệnh Đông phương thường dùng loại hoa màu tím này để chiêm bốc. Ngoài ra Tử là Tím, còn Vi là Huyền Diệu. Cũng có người cho rằng tên gọi được lấy từ sao Tử Vi (chúa tể các vì sao), một ngôi sao quan trọng nhất trong môn bói toán này. Đạo giáo cũng đề cập về vấn đề này.
Nguồn gốc khoa Tử vi[sửa | sửa mã nguồn]
Khoa Tử-vi được đắc dụng vào niên hiệu Càn-đức nguyên niên, đời vua Thái-tổ nhà Tống (963), cho đến nay trên một ngàn năm chưa có sử gia nào chép về lịch sử cả. Các Tử vi gia thường chỉ chú ý đến việc giải đoán tử vi hơn là đi tìm hiểu lịch sử. Bởi vậy cho đến nay, lịch sử khoa này vẫn còn lờ mờ. Thậm chí có người còn lầm lẫn khoa Tử vi với những chuyện truyền kỳ hoang đường.
Đời Gia Tĩnh (vua Minh Thế Tông) có lưu truyền cuốn Tử vi Đẩu số Toàn thư do tiến sĩ La Hồng Tiên biên soạn. Lời tựa nói Tử Vi đẩu số toàn thư là của tác giả Hi Di Trần Đoàn.
Bài tựa viết như sau:
-
“Thường nghe nói cái lý của số mệnh rất huyền vi ít ai biết cho tường tận để mà thuận thụ coi công danh phú quý trên đời đều có mệnh.
-
Tôi vì muốn biết nên đă tới tận núi Hoa Sơn chỗ ông Hi Di Trần Đoàn đắc đạo để chiêm bái nơi thờ tự của bậc đại hiền. Lúc ra về thì thấy một vị cao niên thái độ ung dung chân thực đưa cho tôi cuốn sách mà bảo: “Đây là Tử vi đẩu số tập của Hi Di tiên sinh”.
Các sách về Tử vi sau này cũng đều thống nhất rằng người đầu tiên tổng hợp, hệ thống lại thành môn bói này là Trần Đoàn tức Hi Di Lão Tổ, sống vào đời Bắc Tống, Trung Quốc.
Trần Đoàn, tự Hi Di, người đất Hoa Sơn ngày nay về phía Nam huyện Hoa Âm tỉnh Thiểm Tây. Tương truyền rằng khi ra đời, ông bị sinh thiếu tháng, nên mãi hơn hai năm mới biết đi, thủa nhỏ thường đau yếu liên miên. Trần Đoàn học văn không thông, học võ không đủ sức, thường suốt ngày theo phụ thân ngao du khắp non cùng thủy tận.
Thân phụ Trần Đoàn là một nhà thiên văn, lịch số đại tài đương thời. Về năm sinh của tiên sinh không một thư tịch nào chép. Nhưng căn cứ vào bộ Triệu thị Minh thuyết Tử Vi kinh, khi Trần Đoàn yết kiến Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn vào niên hiệu Càn Đức nguyên niên (năm 963 Dương lịch) có nói: “Ngô kim nhật thất thập hữu dư” nghĩa là “tôi năm nay trên bảy mươi tuổI”. Vậy có thể Trần Đoàn ra đời vào khoảng 888-893 tức niên hiệu Vạn Đức nguyên niên đời Đường Hy Tông đến niên hiệu Cảnh Phúc nguyên niên đời Đường Chiêu Tông. Trần Đoàn bắt đầu học thiên văn năm 8 tuổi.
Bộ Triệu thị Minh thuyết Tử Vi kinh thuật rằng:
-
“Tiên sinh 8 tuổi mà tính còn thơ dại. Lúc nào cũng ngồi trong lòng thân phụ. Một hôm thân phụ tiên sinh phải tính ngày giờ mưa bão trong tháng, bị tiên sinh quấy rầy, mới dắt tiên sinh ra sân, chỉ lên bầu trời đầy sao mà bảo:
– Con có thấy sao Tử Vi kia không? Đáp: – Thấy. Lại chỉ lên sao Thiên Phủ mà hỏi: – Con có thấy sao Thiên Phủ kia không? Đáp: – Thấy – Vậy con hãy đếm xem những sao đi theo sao Tử Vi và Thiên Phủ là bao nhiêu? Thân phụ tiên sinh tưởng rằng tiên sinh có đếm xong cũng trên nữa giờ. Không ngờ ông vừa vào nhà, tiên sinh đã chạy vào thưa: – Con đếm hết rồi. Đi sau sao Tử Vi là 5 sao, như vậy chòm sao Tử Vi có 6 sao. Đi sau sao Thiên Phủ là 7 sao, như vậy chòm Thiên phủ có 8 sao. Từ đấy tiên sinh được thân phụ hết sức truyền khoa thiên văn và lịch số”[1]
Trên đường nghiên cứu, chúng tôi tìm được một số thư tịch rải rác sau đây, biên tập sơ lược về khoa này. Tôn trọng đúng nguyên tắc sử gia Đông phương, những gì nghi ngờ thì để nguyên, mà cổ nhân gọi là nghi dĩ truyền nghi.
Các tác phẩm tử vi sau Tử vi đẩu số toàn thư[sửa | sửa mã nguồn]
Trên đường nghiên cứu, chúng tôi tìm được một số thư tịch rải rác sau đây, biên tập sơ lược về khoa này. Tôn trọng đúng nguyên tắc sử gia Đông phương, những gì nghi ngờ thì để nguyên, mà cổ nhân gọi là nghi dĩ truyền nghi. Sau Tử vi đẩu số toàn thư của Hi Di Trần Đoàn có các tác phẩm
1. Tử-vi chính nghĩa
Bộ này do Hy Di tiên sinh truyền cho Tống thái-tổ là Triệu Khuông Dẫn. Bản chúng tôi có là bản chép tay của Hoa-yên tự. Bản này được tàng trữ tại Quốc sử quán triều Nguyên, năm 1955 trong một cuộc chính biến lật đổ Quốc trưởng Bảo-Đại chúng tôi sưu tầm được.
2. Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh Chúng tôi có hai bản. Bản chép tay gia truyền, cũng chép từ chính bản của Hoa-yên tự. Một bản nữa của Cẩm-chướng thư cục Thượng-Hải ấn hành năm 1921. Hai bản không khác nhau là bao. Bởi gốc của bộ sách này là bộ Tử-vi chính nghĩa. Sau khi được Hy Di tiên sinh truyền cho, Triệu Khuông Dẫn và con cháu nhà Tống nghiên cứu rộng ra mới đặt cho một tên mới là Triệu Thị Minh Thuyết Tử-vi kinh. Có nghĩa là họ Triệu giảng giải rõ ràng về bộ Tử-vi kinh. Bộ này được Hoàng Bính truyền sang Việt Nam vào niên hiệu Nguyên phong thứ 7 đời vua Trần Thái Tông (1257), Hoa-yên tự chép lại và lưu truyền tới nay.
3. Đông-a di sự
Bộ này không phải là bộ sách nghiên cứu về Tử-vi, mà là bộ sách chép các học thuật đời Trần, trong đó có phần chép về Tử-vi. Bộ sách do ba người liên tiếp chép, đó là Huệ Túc phu nhân vợ của Trần Thái Tông; Đoàn Nhữ Hài, một vị Tể tướng đời Trần, học trò của Huệ Túc; Trần Nguyên Đán, một vị bác học cuối đời Trần. Bản chúng tôi có là bản do Trần Nguyên Đán khắc bản mộc năm 1388.
4.Tử-vi đại toàn
Bộ này do các văn thần nhà Thanh nghiên cứu, tổng hợp hết các sách cổ kim về Tử-vi, chép lại. Đây không phải là bộ biên tập, nghiên cứu mà chỉ là bộ sao chép lại mà thôi. Bản chúng tôi có là bản sao, đề rằng do Cẩm-Chướng thư cục Thượng-hải xuất bản năm 1921.
5.- Tử-vi đẩu số toàn thư
Do La Hồng Tiên biên soạn rất giản lược, nhưng giống bộ Tử-vi chính nghĩa. Có thể nói đây là bộ Tử-vi chính nghĩa yếu lược. Bộ này do Cẩm Chướng thư cục xuất bản năm 1921 tại Thượng-hải. Sau này ông Vũ Tài Lục có dịch nhưng dịch một phần rất ngắn, và không chú giải. La Hồng Tiên sống vào đời Minh.
Trên đây là 5 bộ Tử-vi được coi là chính thư hay do chính phái biên tập. Ngoài ra còn một vài bộ dưới đây bị coi là tạp thư, tá phái nhưng chúng tôi vẫn nghiên cứu đầy đủ.
6. Tử-vi Âm-dương chính nghĩa
Bộ này do Lã Ngọc Thiềm và các tử-vi gia thuộc Bắc phái biên tập, nên thường thêm chữ Bắc-tông để phân biệt với Nam-tông. Bản chúng tôi có là bản chép tay.
7.- Tử-vi Âm-dương chính nghĩa
Do Ma-y biên soạn vào đời Tống, sau được các Tử-vi gia thuộc Nam-phái bổ túc sửa đổi, nên thường thêm chữ Nam-tông để phân biệt với Bắc-tông. Bộ này khắc bản in vào đời Thanh triều Khang-Hy, nhưng không ghi rõ năm nào.
8. Tử-vi thiển thuyết
Bộ tổng luận về Tử-vi do Lưu Bá Ôn, một đại thần khai quốc nhà Minh biên soạn. Bản chuúng tôi có là bản khắc in vào đời Thanh triều Khang Hy, nhưng không ghi rõ năm nào.
9. Lịch số tử-vi toàn thư
Bộ này do Hứa Quang Hy đời Minh biên soạn. Bản chúng tôi có là bản chép tay. Ngoài ra chúng tôi sưu tầm được khoảng trên hai mươi bộ sách khác, nhưng tựu trung mô phỏng các bộ sách trên đây cả nên không bàn tới.
Đối tượng của xem bói[sửa | sửa mã nguồn]
Đối tượng của xem bói trong tử vi là số mệnh con người.
Số mệnh con người được xét trong tử vi là số phận con người gắn liền với gia đình, dòng họ (ông bà, bố mẹ, anh em, con cái) và những mối quan hệ xã hội.
Du nhập vào Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]
Tuy xuất phát từ Trung Quốc, Tử Vi không được nổi bật lắm trong các môn bói toán khác. Nhưng khi du nhập vào Việt Nam, nó trở thành môn học được ưa chuộng nhất. Có rất nhiều học giả Việt nam đã cống hiến thêm cho môn nầy, trong đó có Nguyễn Bỉnh Khiêm và Lê Quý Đôn. Dần dần, Tử Vi Việt Nam có thêm những dị biệt so với Tử Vi nguyên thủy của Trung Quốc.
Những dị biệt giữa Tử Vi Việt Nam và Trung Quốc bao gồm:
-
Cách an mệnh của Tử Vi Việt nam bắt đầu từ cung Dần, trong khi một số phái tử vi Trung quốc bắt đầu từ cung Tý
-
Cách tính tuế hạn của Tử Vi Việt Nam tùy thuộc vào chi của tuổi người xem. Trong khi tuế hạn của Trung quốc cố định?
Các sao trong Tử vi[sửa | sửa mã nguồn]
Bộ Tử Vi Chính Nghĩa được coi như là chính thư không thấy nói về số sao. Song xét trong mục dạy an sao thì có 93 sao. Nhưng những lá số phụ lục thì chỉ chép có 89 sao. Không thấy an sao Thiên thương, Thiên sứ, Thiên la, Địa võng. Điều này dễ hiểu bởi 4 sao trên đều ở vị trí cố định, không cần thiết an vào.
Có môn phái Tử vi an tới 118 sao. Mỗi ngôi sao có một ý nghĩa. Sao này khi tương tác với sao khác lại có ý nghĩa khác.
Gồm Chính tinh, phụ tinh, cát tinh, phúc tinh, sát tinh, hung tinh, bàng tinh…
Theo Hi Di tiên sinh thì 93 sao đó là:
14 chính tinh[sửa | sửa mã nguồn]
– Vòng Tử Vi có 6 sao: sao Tử vi, Thiên cơ, Thái dương, Vũ khúc, Thiên đồng và Liêm trinh.
– Vòng Thiên Phủ có 8 sao: Thiên phủ, Thái âm, Tham lang, Cự môn, Thiên tướng, Thiên lương, Thất sát và Phá quân.
Các phụ tinh[sửa | sửa mã nguồn]
Các sao này mang bản sắc riêng biệt được an định trong 12 Cung trên một Thiên Bàn:
Vòng Thái tuế – 5 sao là Thái tuế, Tang môn, Bạch hổ, Điếu khách, Quan phù. Các phái khác thêm vào 7 sao nữa là: Thiếu dương, Thiếu âm, Trực phù, Tuế phá, Long đức, Phúc đức, Tử phù.
Vòng Lộc tồn – 15 sao là Lộc tồn,Bác sĩ, Lực sĩ, Kình dương,Thanh long,Tiểu hao, Tướng quân, Tấu thư, Phi liêm, Hỷ thần, Bệnh phù, Đại hao, Phục binh, Quan phủ, Đà la.
Vòng Trường sinh – 12 sao là Trường sinh, Mộc dục, Quan đới, Lâm quan, Đế vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng.
Các sao an theo tháng – 6 sao là Tả phụ, Hữu bật, Thiên hình, Thiên giải, Địa giải, Thiên riêu.
Các sao an theo giờ – 8 sao Văn xương, Văn khúc, Thai phụ, Phong cáo, Địa không, Địa kiếp,Hỏa tinh, Linh tinh. Vị trí chính của sao Thiên Không được các phái khác thay bằng sao Địa Không, còn sao Thiên Không thì được an liền sau sao Thái Tuế và đồng cung với Thiếu dương.
Các sao an theo ngày – 4 sao là Tam thai, Bát tọa, Ân quang, Thiên quý.
Tứ Hóa – 4 sao là Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, Họa Kỵ
Các sao an theo Chi – 15 sao là Long trì, Phượng các, Thiên đức, Nguyệt đức, Hồng loan, Thiên hỉ, Thiên mã, Hoa cái, Đào hoa, Phá toái, Kiếp sát, Cô thần, Quả tú, Thiên khốc, Thiên hư. Hai Sao Hỏa tinh và Linh tinh được các phái khác an theo giờ sinh.
Các sao an theo Can – 5 sao là Lưu hà, Thiên khôi, Thiên việt, Tuần không, Triệt không.
Các sao cố định – 4 sao là Thiên thương, Thiên sứ, Thiên la, Địa võng.
Lá số tử vi[sửa | sửa mã nguồn]
Lá số tử vi được trình bày trên Thiên bàn, địa bàn. Thiên Bàn ở giữa, chung quanh là Địa Bàn với 12 cung.
Tại Thiên bàn, ghi năm, tháng, ngày giờ sinh, giới tính, mệnh và cục (Phú cục, quí cục, tạp cục, bần tiện cuc..). Cách: Thượng cách, hạ cách, trung bình cách, phi thường cách…
Địa Bàn gồm 12 cung cố định, được đặt tên theo mười hai địa chi, mỗi cung phản ảnh một lĩnh vực, một mặt của đời sống một con người qua những liên hệ công danh, tiền bạc, bạn bè, vợ con, phúc đức, cha mẹ… Các cung trên địa bàn lần lượt mang các tên là: Mệnh, Phụ mẫu, Phúc đức, Điền trạch, Quan lộc, Nô bộc, Thiên di, Tật ách, Tài bạch, Tử tức, Phu thê, Huynh đệ.
-
Cung Cường và cung Nhược: Với Nam giới thì cung Quan, Tài… là cung Cường, Với Nữ giới cung Phu…là cung Cường
Những phương thức để xác định vị trí của khoảng 110 sao lên trên địa bàn được gọi là “an sao”.
Ý nghĩa 12 cung của Tử Vi như sau:
1. Cung Mệnh và Thân[sửa | sửa mã nguồn]
Cung Mệnh là cung chính trong tử vi dùng để xem về chính bản mệnh của người có số. Xem cung Mệnh chúng ta có thể biết được khái quát về tướng mạo, tính tình, công danh tài lộc, khả năng chuyên môn, sự thọ yểu, thăng trầm, những bệnh tật hay tai họa trong cuộc đời. Nếu muốn biết rõ hơn về từng khía cạnh trên thì phải xem phối hợp với cung liên quan – ví dụ nếu muốn biết chính xác về những bệnh tật hay tai họa trong cuộc đời thì phải xem phối hợp với cung Tật ách…
Cung Mệnh có ảnh hưởng mạnh và mang tính chủ đạo từ khi mới sinh đến ngoài 30 tuổi, thời gian này cung Thân cũng đã ảnh hưởng rồi nhưng thụ động. Sau 30 tuổi người ta bước vào giai đoạn thành thục,các sao tọa thủ cung Mệnh ảnh hưởng yếu đi trở thành thụ động, các sao tọa thủ cung Thân ảnh hưởng mạnh lên mang tính chủ đạo, chi phối mọi hành vi và phát triển của con người từ lúc đó đến lúc chết.
Tuy nhiên sự ảnh hưởng này mang tính kế thừa của cả quá trình phát triển liên tục của con người, Các sao cung Thân ảnh hưởng dựa trên nền những gì đã được tạo ra bởi các sao cung Mệnh trong giai đoạn trước cũng như ảnh hưởng còn lại nhạt nhòa của Mệnh trong giai đoạn này. Vì thế cổ nhân vẫn thường dùng cung Thân để xem về hậu vận ngoài 30 tuổi trở đi của con người. Hai cung Mệnh và Thân liên quan mật thiết với nhau như một thể thống nhất trong một quá trình liên tục của một cá nhân nên phải xem phối hợp.
2. Cung Phụ Mẫu[sửa | sửa mã nguồn]
Xem cung Phụ Mẫu có thể biết qua một phần nào về hai đấng sinh thành của mình và sự thọ yểu của bố, mẹ qua hai sao Nhật – tượng trưng cho Cha, và Nguyệt – tượng trưng cho Mẹ là đại diện. Từ cung Phụ mẫu, còn xem về hạnh phúc trong gia đình, sự hòa hợp hay xung khắc giữa cha mẹ và chính mình.
3. Cung Phúc Đức[sửa | sửa mã nguồn]
Cung Phúc Đức là cung quan trọng nhất trong Tử Vi, có ảnh hưởng chi phối đến 11 cung số. Một cung Phúc tốt có thể gia tăng ảnh hưởng tốt và chế giảm những sự xấu của các cung khác.
Xem cung Phúc có thể biết qua về phúc trạch, thọ yểu và sự thịnh suy trong dòng họ có ảnh hưởng đến chính mình, để từ đó hành thiện tích đức, gieo nhân tốt để cho đời sau được thiện quả. Ngoài ra còn có thể biết qua về âm phần trong dòng họ. Cung Phúc Đức cho biết rõ nhân quả, nghiệp báo của chính mình, là sự biểu hiện của Quả trong đương kiếp bởi Nhân.
4. Cung Điền Trạch[sửa | sửa mã nguồn]
Xem Cung Điền để biết qua về điền sản cơ nghiệp, nhà cửa cùng với sự thủ đắc – thừa hưởng hay tự tạo – và mức độ thụ hưởng hay phá tán của mình.
5. Cung Quan Lộc[sửa | sửa mã nguồn]
Cung Quan Lộc là một trong tam hợp ba cung chính của Tử Vi để biết về công danh, sự nghiệp, những triển vọng của nghề nghiệp (đắc thời hay thất bại) và những khả năng chuyên môn của chính mình.
6. Cung Nô Bộc[sửa | sửa mã nguồn]
Cung Nô Bộc cho biết về bè bạn, người cộng sự, cấp trên hay người giúp việc, đối với mình tốt hay xấu, có lợi hay không về mặt tài lộc hay công việc. Ngoài ra, Cung Nô Bộc cũng là một điều kiện cần thiết để tìm hiểu thêm về cung Phu Thê.
7. Cung Thiên Di[sửa | sửa mã nguồn]
Cung Thiên Di là cung đối xung với cung Mệnh chỉ về tình trạng ngoại cảnh của mình, môi trường xã hội bên ngoài ảnh hưởng tới mình, những sự may rủi hay giúp đỡ của người ngoài.Cung Thiên Di còn mang một nghĩa khác nữa là hình ảnh chính mình muốn được trở thành.
Vì là cung đối xung với Mệnh nên cung Thiên Di chính là đối phương của mình (xin xem thêm “Luận về cung xung chiếu” để tham khảo).
8. Cung Tật Ách[sửa | sửa mã nguồn]
Xem cung Tật Ách để biết qua về tình trạng chung về sức khỏe, những bệnh tật có thể mắc phải hay những tai ương họa hại có thể xảy đến với mình trong đời. Cung Tật ách cũng cho ta thấy đời sống nội tâm của đương số.
9. Cung Tài Bạch[sửa | sửa mã nguồn]
Cung Tài là một trong ba cung tam hợp chính Mệnh-Tài-Quan của Tử Vi cho chúng ta biết tổng quát về tiền tài, về phương thức kiếm tiền, mức độ giàu nghèo, thời gian hao phát và may rủi, khả năng thụ hưởng, tư cách sử dụng về tiền tài vật chất của mình.
10. Cung Tử Tức[sửa | sửa mã nguồn]
Xem cung Tử Tức là để biết qua về đường con cái của mình như số lượng (nhiều hay ít và trai gái) tình trạng nuôi dưỡng con cái, có con nuôi hay dị bào không và sự khắc hợp giữa mình với con cái.
Cần phải xem phối hợp với các cung Mệnh-Thân-Phúc, cung Tử Tức trong lá số của người phối ngẫu và sự truyền tinh giữa các cung và lá số để quyết đoán.
11. Cung Phu thê[sửa | sửa mã nguồn]
Xem cung Phu thê, có thể biết qua về hôn nhân và hạnh phúc, thời gian lập gia đình, tính tình và tư cách, sự khắc hợp giữa mình với người bạn đời. Ngoài ra, cung Phu thê còn thể hiện xu hướng mà đương số muốn chọn bạn đời.
12. Cung Huynh Đệ (hay cung Bào)[sửa | sửa mã nguồn]
Xem cung Bào để biết qua một cách tổng quát về số lượng và tình trạng của anh chị em trong gia đình, sự hòa hợp hay xung khắc giữa anh chị em với chính mình.
Các cung trên địa bàn là nơi phân định trạng thái miếu địa, vượng địa, đắc địa hay hãm địa cho các sao.
Mười hai cung cũng đại biểu cho 12 hàng chi để định ngũ hành hợp cung.
Cách lập lá số tử vi[sửa | sửa mã nguồn]
Lá số tử vi của mỗi người được thành lập dựa vào các yếu tố vào giờ, ngày, tháng, năm sinh (âm lịch) và giới tính.
Trước hết vẽ bản đồ, giữa Địa Bàn, chung quanh là Thiên Bàn với các cung. Bản đồ phải đủ lớn để viết trên 100 Sao.
Ghi năm, tháng, ngày giờ sinh, giới tính, an mạng và tính cục, ghi vào Địa bàn.
Sau đó xác định các đai vận và ghi trên Thiên bàn.
Tiếp đến, tiến hành an lá số tử vi. Đầu tiên là an sao Tử vi. Sau đó là an các bộ sao Tử vi, Thiên phủ, Thái tuế, Thiên không, Lộc tồn, Tràng sinh, Hung sát tinh, Trung tinh.
Sau cùng ghi tiểu vận, các sao lưu, sao bay, và di cung.
11 h trưa đến 1 h chiều là giờ Ngọ (12 h trưa là chính Ngọ). 11 h đêm đến 1 h sáng là giờ Tí.
-
Xem Địa Bàn trước: Ngũ hành tương sinh (Cục sịnh mệnh, cung an mệnh sinh mênh…) Âm dương Thuận lý (Dương Nữ sinh vào cung Dương…) gọi là lá số Tốt. Âm dương nghịch lý, Ngũ hành Tương Khắc gọi là lá số xấu
Cách giải đoán Tổng Quát[sửa | sửa mã nguồn]
Muốn lập thành một lá số Tử vi cần phải hội đủ 4 yếu tố là giờ, ngày, tháng, năm sinh theo âm lịch và giới tính. Cách lập thành lá số Tử vi nói chung có nguyên tắc, trình tự được chỉ dẫn khá rõ ràng, nhưng về phương cách giải đoán thì còn phải tùy theo trình độ, cơ duyên và kinh nghiệm… của người giải đoán mà sẽ có những lời giải đoán khác nhau.
Khi giải số, nói chung cần phải theo đúng những tiến trình luận đoán số, nắm được những đặc tính của các sao, nắm được những cung cần phải xem và những vận hạn trong cuộc đời phải biết, cần phải xem xét các sao trong cung, sao xung chiếu, sao tam hợp, sao nhị hợp.
Xem một lá số tử vi, ta có thể biết được các thông tin về đương số, và mối quan hệ với các cá thể khác, thông qua phép Thái Tuế Nhập Quái. Một trong những đặc điểm khác biệt giữa Nam và Bắc Phái, đó là Bắc Phái sử dụng Lưu Tứ Hóa làm chủ chốt trong giải đoán.
Cách xem vận hạn[sửa | sửa mã nguồn]
Chi tiết xem cách xem niên hạn trong Tử Vi
Nghiên cứu lá số tử vi, ta có thể biết được vận hạn cuộc đời của đương số. Trong tử vi, có các loại vận là: Đại vận 10 năm, Vận năm, Vận Tháng,Vận Ngày, Vận Giờ.
Đại hạn, Tiểu hạn, Nguyệt hạn, Nhật hạn. Cũng có người cho rằng: Mệnh tốt không bằng Thân tốt, Thân tốt không bằng Phúc tốt hoặc Mệnh tốt không bằng Thân tốt, Thân tốt không bằng Hạn tốt…
Càng khảo sát chi tiết về mặt thời gian thì càng đòi hỏi trình độ cao trong luận đoán. Dễ nhất là khán lá số ở mức độ nguyên thủy, tính cách nói chung, khó hơn là khán ở mức độ Đại Vận, và khó nữa là mức độ Lưu Niên. Một số nhà nghiên cứu tử vi có trình độ cao có thể khán chính xác đến tận hạn ngày, thậm chí chính xác tới hạn giờ tai nạn thông qua lá số tử vi.
Để giải đoán vận theo năm, người ta phải sử dụng sao lưu và các lưu cung.
Trong giải đoán ở mức độ vận năm, có ba kỹ thuật vận chính được sử dụng là Lưu Niên Đại Vận, Tiểu Vận, Lưu niên Thái Tuế,
Có các trường phái xem Niên vận, dựa vào việc di các cung tương ứng để cung mệnh trùng với cung an vận. Có ba trường phái chính:
-
Lưu Cung Mệnh tại Lưu Niên Đại Vận, bởi Vân Đằng Thái Thứ Lang, và hầu hết các tử vi gia ở VN.
-
Lưu Cung Mệnh tại Tiểu Vận (nhưng đang bị một số học giả khác phê phán).
-
Lưu Cung Mệnh tại cung có Lưu Thái Tuế, được sử dụng rộng rãi ở Đài Loan.