Sưu Tầm

Nguyễn Xuân Vinh

Nguyễn Xuân Vinh (3 tháng 1 năm 1930 – 23 tháng 7 năm 2022) [1], nguyên là sĩ quan Không quân cao cấp của Quân đội Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Đại tá. Xuất thân từ khóa Sĩ quan Trừ bị đầu tiên được Chính phủ Quốc gia Việt Nam mở ra ở miền Nam Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Ông nguyên là Tư lệnh thứ hai của Quân chủng Không quân Việt Nam Cộng hòa. Ông cũng là Giáo sư, Tiến sĩ, Viện sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Không gian người Mỹ gốc Việt nổi tiếng trên thế giới. Năm 1962, ông là người Việt Nam đầu tiên và cũng là người đầu tiên ở Đại học Colorado được cấp bằng Tiến sĩ Khoa học Không gian[2] sau khi ông thực hiện thành công nghiên cứu công trình tính toán quỹ đạo tối ưu cho Phi thuyền do NASA tài trợ. Những lý thuyết của ông đã góp phần quan trọng đưa các Phi thuyền Apollo lên được Mặt trăng thành công đồng thời được ứng dụng vào việc thu hồi các Phi thuyền con thoi trở về Trái đất an toàn.[3] Ông còn là nhà nhà văn với bút danh Toàn Phong với nhiều tác phẩm nổi tiếng được xuất bản.
Tiểu sử và binh nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]
Ông sinh ngày 3 tháng 1 năm 1930 trong một gia đình khá giả tại Yên Báimiền Bắc Việt Nam, là con trai trưởng. Cha ông là Nguyễn Xuân Nhiên. Mẹ ông là người Nam Định.[4]. Ông có nhiều em trai và em gái, tiểu biểu là tiến sĩ toán học Nguyễn Xuân Huy, kĩ sư Nguyễn Xuân Chúc (công tác và làm việc cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), nhà thơ Nguyễn Thị Hoài Thanh… Năm 1950, ông tốt nghiệp Trung học Phổ thông 2 cấp chương trình Pháp tại Hà Nội với văn bằng Tú tài toàn phần (Part II).
Từ khi còn nhỏ ông đã là một người có năng khiếu toán. Ông tham gia viết sách từ rất sớm. Khi còn đang là học sinh, ông đã có sách được xuất bản với cuốn sách giáo khoa Bài tập hình học không gian. Cuốn sách đã trở thành tài liệu tham khảo và học vấn quan trọng thời bấy giờ.
Tháng 9 năm 1951, thi hành lệnh động viên của Quốc trưởng Bảo Đại, ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia, được theo học tại trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định, khai giảng ngày 1 tháng 10 cùng năm. Ngày 1 tháng 6 năm 1952, tốt nghiệp với cấp bậc Chuẩn úy và được phân bổ vào ngành Công binh. Cuối năm, ông xin chuyển sang ngành Không quân và được đi du học tại Học viện Không quân ở Salon-de-Provence, Pháp (École de l’Air). Đầu năm 1954, ông tốt nghiệp với bằng phi công 2 động cơ và bay phi cụ, đồng thời ông được thăng lên cấp Thiếu úy. Sau đó ông lưu trú và phục vụ chuyên ngành tại Pháp và Maroc. Trong thời gian này ông ghi danh học Đại học và thi đậu bằng Cử nhân toán ở Đại học Aix-Marseille.
Đầu năm 1955, khi Quân đội Pháp chính thức bàn giao cơ sở và trang thiết bị của ngành Không quân lại cho Quân đội Quốc gia, ông được lệnh trở về Việt Nam và được thăng cấp Trung úy, phục vụ trong Bộ tư lệnh Không quân. Cuối năm 1955, ông được thăng cấp Đại úy làm Trưởng phòng Nhân viên trong Bộ Tư lệnh Không quân, Tháng 10 năm 1956, sau khi Thủ tướng Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống của nền Đệ nhất Cộng hòa, ông được thăng cấp Thiếu tá làm Tham mưu phó tại Bộ tư lệnh Không quân. Ngày Quốc khánh 26 tháng 10 năm 1957, ông được thăng cấp Trung tá và được bổ nhiệm chức vụ Tham mưu trưởng Không quân do Đại tá Trần văn Hổ[5] làm Tư lệnh. Tháng 2 năm 1958 ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Không quân, ngay sau đó được thăng cấp Đại tá tại nhiệm. Ngày 27 tháng 2 năm 1962, hai sĩ quan phi công là Phạm Phú Quốc[6] và Nguyễn Văn Cử[7] điều khiển 2 chiếc Khu trục cơ thả bom Dinh Độc lập, ông bị liên đới trách nhiệm nên Tổng thống Diệm đã cách chức Tư lệnh Không quân của ông. Cùng năm này, ông xin giải ngũ và đi du học ở Hoa Kỳ.[2] Ngay sau đó, Trung tá Huỳnh Hữu Hiền[8] thay thế ông làm Tư lệnh Không quân.
Nghiên cứu khoa học[sửa | sửa mã nguồn]
Năm 1962, ông đến Hoa Kỳ để bắt đầu sự nghiệp Khoa học của mình khi mới 32 tuổi. Năm 1965, ông là người đầu tiên được cấp bằng Tiến sĩ về Khoa học Không gian tại Đại học Colorado.[3] Ba năm sau, ông được làm giảng sư (Associate Professor) tại Đại học Michigan. Năm 1972, ông được phong hàm giáo sư (Professor) tại Viện Đại học Michigan. Cũng trong năm này ông lấy tiếp bằng Tiến sĩ Quốc gia toán học tại Đại học SorbonneParis, Pháp.[2]
Năm 1982, ông là giáo sư (Chair Professor) của ngành Toán ứng dụng tại Đại học Quốc gia Thanh Hoa (National Tsing Hua University) ở Đài Loan.[9] Hai năm sau, năm 1984, Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh là người Hoa Kỳ thứ ba và là người Châu Á đầu tiên được bầu vào Viện Hàn lâm Quốc gia Hàng không và Không gian Pháp (Académie Nationale de l’Air et de l’Espace). Đến năm 1986, ông trở thành Viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm Không gian Quốc tế (International Academy of Astronautics).[10]
Trong nhiều năm ông đã được mời tham gia thuyết trình thỉnh giảng tại nhiều Đại học lớn và các Hội nghị Quốc tế nhiều nơi trên Thế giới bao gồm MỹCanadaAnhPhápÁoĐứcÝHà LanThụy SĩNa UyThụy ĐiểnHungaryIsraelNhậtTrung QuốcĐài Loan và Úc.[10]
Năm 1999, ông nghỉ hưu, ông đã được Hội đồng Quản trị (Board of Regents) tại Đại học Michigan phong tặng chức Giáo sư Danh dự ngành Kỹ thuật Không gian (Professor Emeritus of Aerospace Engineering) vì công lao đóng góp cho khoa học và giáo dục.[2]
Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]
-Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh có vợ và 4 người con, hiện định cư ở Hoa Kỳ.
Ngoài ra thân phụ ông có người vợ kế là Đỗ Thị Huyền (1920-1998), chính là em ruột của Đỗ Thị Hảo, có với nhau 4 người con: Nguyễn Thị Băng TâmNguyễn Thị Vân KhanhNguyễn Thị Sinh và Nguyễn Chí Bảo.
Đời tư[sửa | sửa mã nguồn]
Cha của ông là Nguyễn Xuân Nhiên, liệt sĩ hy sinh năm 1950 thời Chiến tranh Đông Dương [12].
Em trai là Nguyễn Xuân Chúc [13], sinh ngày 30 tháng 9 năm 1932 tại Hải Phòng. Ông Chúc là kỹ sư cầu đường, tốt nghiệp Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội. Trái ngược với anh trai Nguyễn Xuân Vinh, ông Nguyễn Xuân Chúc tham gia Việt Minh và công tác trong chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngoài ra người em trai khác là Nguyễn Xuân Huy, sinh năm 1944, hiện đang công tác tại Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam [12]. Người em gái Nguyễn Thị Hoài Thanh là nhà thơ nổi tiếng, sinh năm 1936, đã mất năm 2020 tại Hải Phòng [14].
Ngày 19 tháng 10 năm 2016, ông đã được Đức cha Đa Minh Mai Thanh Lương, Giám mục Công giáo người Việt đầu tiên tại Hoa Kỳ, làm phép Thanh Tẩy gia nhập Đạo Công giáo tại Nhà thờ Saint Bonaventure Church ở Huntington Beach, California. Ông lấy Tên Thánh là Anphongsô. Ông cũng được lãnh nhận bí tích Thêm Sức do Giám mục Mai Thanh Lương ban trong Thánh lễ với sự hiện diện của gia đình thân quyến và các bạn hữu lâu năm của ông.[15]
Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]
  • Năm 1994: Mechanics and Control of Flight Award presented do American Institute of Aeronautics and Astronautics tặng.[2]
  • Năm 1996: “Excellence 2000 Award” của Pan Asian American Chamber of Commerce
  • Năm 2000: Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh được bầu vào Viện Hàn lâm Quốc tế du hành vũ trụ và Viện Hàn lâm Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Pháp. Ông được chọn là một trong những người xuất sắc của Hoa Kỳ Pan Asian American Chamber of Commerce tại Washington, DC.[2]
  • Năm 2006: “Giải thưởng Dirk Brouwer” về Cơ học Du hành Không gian của Hội Du hành Không gian Hoa Kỳ (American Astronautical Society)
Hội Khuyến Học ở Saint Louis, Missouri, đề ra giải thưởng hàng năm tên là giải thưởng “Truyền thống Nguyễn Xuân Vinh” để khuyến khích học sinh ở địa phương.[16]
Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]
Tác giả Nguyễn Xuân Vinh đã xuất bản ba cuốn sách và hơn 100 bài báo kỹ thuật trong lĩnh vực toán học, astrodynamics, và tối ưu hóa quỹ đạo (trajectory optimization). Ông Vinh cũng từng là biên tập viên trong khoảng thời gian dài 20 năm cho tạp chí lưu trữ cho Học viện vũ trụ Quốc tế (the archival journal for the International Academy of Astronautics). Giáo sư Vinh nguyên là chủ tịch hội đồng chấm luận án tiến sĩ (chaired the doctoral committees) cho 30 nghiên cứu sinh, nhiều người trong số họ hiện nay đang là giáo sư của các Hiệp hội uy tín của Hoa Kỳ, các trường Đại học các trường học hoặc các hiệp hội nhà khoa học hàng đầu trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ.[2]
Khoa học[sửa | sửa mã nguồn]
Ông đã viết hàng trăm tiểu luận về toán, động học không gian (Astrodynamics) và tối ưu hóa quỹ đạo (Trajectory optimization). Các sách viết bao gồm:
  • Hypersonic and Planetary Entry Flight Mechanics. 1980. Vinh, N. X.; Busemann, A.; Culp, R. D. University of Michigan Press.
  • Optimal Trajectories in Atmospheric Flight 1981. Vinh N. X., Studies in Astronautics 2, Elsevier Scientific Publishing Company, Amsterdam.
  • Flight Mechanics of High-Performance Aircraft. 1993. Nguyen X. Vinh. Cambridge Aerospace Series. ISBN 052134123X[17]
Văn chương[sửa | sửa mã nguồn]
  • Gương Danh Tướng, 1956.
  • Đời Phi Công, 1959. Truyện dài, Giải thưởng Văn chương Toàn quốc năm 1961 (Việt Nam Cộng hòa)
  • Theo Ánh Tinh Cầu, 1991. Truyện ký sự.[10]
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ GS Nguyễn Xuân Vinh, cựu tư lệnh Không Quân VNCH, qua đời ở tuổi 92, Báo Người Việt, 24.7.2022
  2. a b c d e f g Nguyen Xuan Vinh Aerospace Engineering Education, Research & Invention, University of Colorado Boulder
  3. a b Những người Việt thành đạt ở NASA, Báo Vnexpress
  4. ^ Tiểu sử giáo sư Nguyễn Xuân Vinh
  5. ^ Đại tá Trần Văn Hổ sinh năm 1928 tại Chợ Lớn, có tên Quốc tịch Pháp là Paul, tốt nghiệp khóa 2 Võ bị Quốc gia Huế.
  6. ^ Trung úy Phạm Phú Quốc sinh năm 1935 tại Đà Nẵng (nguyên quán Quảng Nam), tốt nghiệp Trường đào tạo Hoa tiêu Không quân Marrkech, Maroc, Bắc Phi (thuộc địa Pháp). Tháng 4 năm 1965, là Trung tá Không đoàn trưởng Không đoàn 23 chiến thuật, trong một phi vụ oanh kích miền Bắc, phi cơ trúng đạn phòng không, ông tử trận tại vùng trời Nghệ An, Hà Tĩnh, Bắc Việt, được truy thăng Đại tá.
  7. ^ Trung úy Nguyễn Văn Cử, về sau là Trung tá phục vụ ở phòng Kỹ thuật Điện toán tại Bộ Tư lệnh Không quân.
  8. ^ Trung tá Huỳnh Hữu Hiền sinh năm 1930, tốt nghiệp khóa 1 Võ khoa Thủ Đức và trường đào tạo Hoa tiêu Marrakech, Maroc, Bắc Phi. Về sau lên cấp Đại tá tại nhiệm. Năm 1963 giải ngũ chuyển sang lái máy bay Hàng không dân dụng VNCH, mất năm 2017 tại Hoa Kỳ.
  9. ^ Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh[liên kết hỏng], Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
  10. a b c Nhàvawn Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh với “Đời phi công”, vietnamdaily
  11. ^ Cụ Nguyễn Xuân Nhiên thường gọi là ông Phán Nhiên. Sinh thời, ông lập gia đình với 2 chị em ruột, bà chị là Đỗ Thị Thảo và bà em là Đỗ Thị Huyền (1920-1998). Bà Huyền sinh hạ được 4 người con (1 trai, 3 gái): Nguyễn Thị Băng TâmNguyễn Thị Vân KhanhNguyễn Thị Sinh và Nguyễn Chí Bảo.

Leave a Reply