Điểm Báo Việt Ngữ

ĐƠN VỊ TÁC CHIẾN MẠNG

ĐƠN VỊ TÁC CHIẾN MẠNG
By: Nguyễn Hương
UKRAINE: CÁI GIÁ PHẢI TRẢ CHO SỰ PHẢN BỘI LẠI LỊCH SỬ, VÀ VIỆT NAM.?.?.?.
Ngày hôm qua, 22/2/2022, Tổng thống Putin tuyên bố trên truyền hình “Nhờ Bolshevik mới có Ucraina, thế mà bây giờ những kẻ “biết ơn” ở Ucraina lại muốn giải trừ chủ nghĩa cộng sản. Nhưng họ làm chưa triệt để. Chúng tôi sẵn sàng cho các vị thấy thế nào là giải trừ thật sự đối với Ucraina”
Tại sao Putin lại gay gắt vấn đề trên như vậy. Chúng ta phải lần lại lịch sử cách đây 6 năm.
Ngạn ngữ phương Tây có câu: Kẻ nào bắn vào lịch sử bằng súng lục thì lịch sử sẽ bắn kẻ đó bằng đại bác. Và Ucraina đang phải trả giá cho phát súng của mình nhằm vào lịch sử.
Chắc ai cũng còn nhớ trong khoảng thời gian năm 2015 và trước đó, quốc gia Ukraine đã từng phát động một chiến dịch xóa sổ lịch sử gắn liền với Liên Xô và do vậy đối diện với nhiều mâu thuẫn.
Chúng ta chắc còn nhớ ngày 15/5/2015, Tổng thống Poroshenko ký phê chuẩn các dự luật “phi Xô viết hóa” và “phi cộng sản hóa” Ukraine. Theo đó, các dự luật này – vốn đã được Quốc hội Ukraine thông qua vào ngày 9/4 – chính thức trở thành luật và có hiệu lực trên khắp quốc gia Đông Âu này từ ngày 15/5/2015.
RŨ BỎ TẤT CẢ VÀ PHẢN BỘI LẠI QUÁ KHỨ
Nội dung các luật trên đặt chủ nghĩa cộng sản ngang hàng với chủ nghĩa phát xít, lên án đồng thời hai chủ thuyết này và cấm tuyên truyền về chúng. Các đạo luật cấm sản xuất, phân phối và sử dụng ở nơi công cộng các biểu tượng (kể cả vật lưu niệm) gắn với thời Xô viết (như cờ, hình ảnh, huy hiệu búa liềm, sao 5 cánh…), cấm sử dụng quốc ca Liên Xô, quốc ca Cộng hòa XHCN Ukraine, quốc ca các nước Cộng hòa XHCN khác trong Liên Xô. Ukraine thậm chí còn hình sự hóa việc sử dụng các biểu tượng gắn với Liên Xô.
Những kẻ quá khích người Ukraine tấn công và chiếm lĩnh đập phá bệ tượng Lenin ở thủ đô Kiev
Luật pháp mới của Ukraine đồng thời tôn vinh các phần tử dân tộc cực đoan đã hợp tác với Đức Quốc xã để chiến đấu chống lại Liên Xô, coi các phần tử này là “anh hùng giải phóng dân tộc” của Ukraine. Luật mới thông qua cũng cho phép công chúng tiếp cận kho hồ sơ mật của lực lượng an ninh Liên Xô.
Cùng với đó chính phủ Ukraine sẽ đổi lại tên của các thành phố mang tên các nhà lãnh đạo Xô viết trước đây.
Như vậy, ở một chừng mực nào đó Ukraine đã đồng nhất Liên Xô (và chủ nghĩa xã hội) với nước Nga và tìm mọi cách để tẩy sạch các dấu vết và ảnh hưởng của Liên Xô. Thông qua công cụ pháp lý, Ukraine tựa như đang nỗ lực tuyệt giao với Nga và một phần đáng kể quá khứ của chính mình, thực hiện chính sách ngả theo phương Tây.
Chỉ 2 ngày sau khi Quốc hội Ukraine thông qua các dự luật nói trên, các phần tử quá khích đã kéo sập nhiều tượng lãnh tụ Liên Xô, trong đó có tượng Lenin. Các hành động phản cảm này – diễn ra trước thái độ thờ ơ của cảnh sát – nối tiếp các vụ đập phá tượng lãnh tụ Liên Xô một cách tự phát vào cuối năm 2013, khi chính phủ của cựu Tổng thống Yanukovych đang lung lay vì biểu tình của phe đối lập thân EU.
Ngoài ra, Ukraine cũng đã tuyên bố xúc tiến xây bức tường dài 2.000km ở biên giới để tạo sự ngăn cách với Nga. Tổng thống Ukraine Poroshenko thì thẳng thừng so sánh đương kim Tổng thống Nga Putin với… trùm phát xít Hitler.
PHỦ NHẬN CHÍNH MÌNH
Những diễn biễn nói trên có thể hiểu được phần nào trong bối cảnh xung đột hiện nay ở miền đông Ukraine và mối căng thẳng thường trực giữa Nga và Ukraine.
Thời Sa hoàng, dân tộc Ukraine bị đè nén không ít sau khi bị sáp nhập vào Đế chế Nga. Thời Liên Xô, dân tộc này vẫn chịu những thiệt thòi nhất định dù người ta về lý thuyết đề cao bình đẳng ngôn ngữ và văn hóa giữa các nước cộng hòa trực thuộc Liên Xô (trên thực tế, bất chấp các giáo huấn của Lenin, vẫn có sự áp đặt ngôn ngữ và văn hóa Nga lên các dân tộc khác trong Liên Xô).
Xét lại quá khứ thì thấy “hoàn cảnh” Ukraine rất éo le. Với vị trí địa chính trị đặc biệt của mình, không chỉ đến cuối năm 2013 và đầu năm 2014 Ukraine mới rơi vào thế giằng xé giữa Đông và Tây. Trong suốt lịch sử quốc gia-dân tộc này, đã nhiều lần, tại các mốc quan trọng, Ukraine bị căng ra giữa các cường quốc trong khu vực cũng như giữa các xu hướng chính trị. Ukraine đã nhiều lần trở thành chiến trường của các phe quốc tế, trước thế kỷ 20, trong Thế chiến 1, sau Thế chiến 1 và trong Thế chiến 2. Lãnh thổ Ukraine theo đó mà bị chia cắt, sáp nhập nhiều lần.
Nhưng ngay cả khi đó, cách thức phản ứng của Quốc hội và Tổng thống Ukraine vẫn bị cho rằng là những kẻ phản bội lịch sử. Ukraine không nên “viết lại lịch sử” và đánh đồng chủ nghĩa cộng sản với chủ nghĩa phát xít – điều mà một số thế lực ở phương Tây đã làm trước đây.
Nhìn lại lịch sử, Nga và Ukraine ít nhiều có chung nguồn gốc dân tộc và tôn giáo. Xưa vốn có một quốc gia chung bao trùm, sau tách ra thành một số quốc gia, gồm Nga và Ukraine.
Sau đó duyên nợ giữa 2 nước lại tiếp tục khi Ukraine bị sáp nhập vào Đế chế Sa hoàng xưa. Sau năm 1917, nhờ có Cách mạng tháng Mười, Ukraine lần lượt giành được độc lập ở các mức độ khác nhau. Đến năm 1922, Ukraine tình nguyện gia nhập Liên Xô (khi ấy, Ukraine là 1 trong 4 thành viên đồng sáng lập Liên Xô).
Tư cách thành viên trong Liên Xô giúp Ukraine hùng cường cả về mặt kinh tế và quân sự (Ukraine từng sở hữu kho vũ khí hạt nhân đáng gờm ngay sau khi Liên Xô tan rã).
Liên Xô vừa phát triển tư tưởng dân tộc Xô viết toàn Liên bang, vừa bảo tồn và tôn trọng bản sắc các dân tộc thành viên (thể hiện ở việc duy trì các nước cộng hòa thành viên). Tên chung của cả khối là Liên Xô (Liên minh các nước Cộng hòa XHCN Xô viết)* chứ không phải là tên của một nước Nga mở rộng. Cộng hòa XHCN Xô viết Liên bang Nga cũng chỉ là một thành viên trong Liên minh Xô viết đó, dù Nga là thành viên lớn nhất và áp đảo nhất trên nhiều phương diện.
[(*) Tên đầy đủ của Liên Xô từ tiếng Nga hoặc tiếng Anh bấy lâu nay thường được dịch sang tiếng Việt là Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết. Cách dịch này ngắn gọn và xuôi nhưng không nhấn mạnh được tính chất “liên minh anh em” và dễ gây nhầm lẫn với trường hợp nước Nga Xô viết cũng là một Liên bang Xô viết nằm bên trong Liên Xô.]
Nói cách khác, Nga không sáp nhập các quốc gia Xô viết khác vào lãnh thổ của mình, mà là cùng với các nước khác gia nhập mái nhà chung mang tên Liên Xô. Thậm chí sau khi Liên Xô ra đời, một số nước cộng hòa còn tách ra khỏi Liên bang Nga Xô viết và trở thành các nước cộng hòa trực thuộc Liên Xô. Sau này đến thập niên 1990, chính các phần tử dân tộc chủ nghĩa cực đoan ở Nga đã phản đối gay gắt chủ nghĩa dân tộc Liên Xô và đòi tách Nga ra khỏi Liên Xô, kéo theo sự tan rã chính thức của Liên Xô.
Thời kỳ ở trong Liên Xô, trên tinh thần huynh đệ và đồng chí, Ukraine được tặng một món quà bất ngờ là bán đảo Crimea được chuyển từ Nga sang cho Ukraine quản lý.
Tổng thống Nga Putin trân trọng quá khứ và biết khai thác truyền thống để khơi dậy tinh thần yêu nước (ảnh chụp tại Lễ kỷ niệm 70 năm NgàyChiến thắng Phát xít Đức ở Moscow)
Dù gì đi chăng nữa Liên Xô vẫn là một phần trong lịch sử liên tục của Ukraine, còn Ukraine từng là bộ phận quan trọng của Liên Xô, là nước lớn thứ 2 Liên Xô sau Nga (xét về mặt dân số cũng như thực lực kinh tế, quân sự).
Chiến thắng vĩ đại trước Phát xít Đức là chiến thắng chung của toàn Liên Xô, nhưng trong đó quân dân Ukraine đóng vai trò không nhỏ. Các chiến sĩ Ukraine không chỉ chiến đấu quả cảm trên lãnh thổ Ukraine và lãnh thổ Liên Xô mà còn tham gia giải phóng các nước khác khỏi ách thống trị phát xít. Góp phần đánh bại chế độ Đức Quốc xã, nhiều chiến sĩ Hồng quân quê ở Ukraine đã anh dũng ngã xuống trước sự ngưỡng mộ và cảm phục của nhân dân thế giới.
CÁI GIÁ CỦA SỰ PHẢN BỘI
Từ quốc gia giàu tài nguyên, có tiềm năng phát triển hàng đầu ở khu vực Đông Âu, Ukraine đã suy sụp để rồi giờ đây đứng bên bờ vực của một cuộc chiến gây ra bởi sự giằng xé giữa Đông và Tây. Người Ukraine đang thấm thía bài học về sự tự cường hơn bao giờ hết…
Trong con mắt những người từng biết đến Ukraine trong quá khứ là đất nước rất giàu có và tươi đẹp. Có thể nói trong thành phần Liên Xô trước đây, Ukraine là nước cộng hòa phát triển thứ hai chỉ sau Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Liên bang Nga, với tiềm lực kinh tế mạnh mẽ, xã hội phát triển, văn minh. Ai từng ghé thăm những thành phố Kyiv, Kharkiv, Odessa, hay Lviv xinh đẹp, lang thanh trên những nẻo đường ở bán đảo Crimea mùa Hè, ăn lê, táo, anh đào “mệt nghỉ” trên đường như thời chúng tôi thực tập hẳn sẽ cảm nhận rõ về Ukraine.
Chính vì vậy sự hụt hơi “bạc nhược” và thụt lùi của quốc gia Đông Âu này, đặc biệt là sau cuộc Cách mạng Nhân phẩm năm 2014, khiến nhiều nhiều người không khỏi tiếc nuối và buồn lòng.
Sức mạnh của Ukraine có thể thấy rõ qua các số liệu kinh tế năm 1991, thời điểm Ukraine tách khỏi Liên Xô trở thành quốc gia độc lập. Vào thời điểm đó, GDP bình quân đầu người (tính theo sức mua tương đương – PPP) của quốc gia Đông Âu này là 6.900 USD, xếp thứ 52 trên thế giới, cao hơn nhiều so với mức trung bình ở các nước Trung Âu. Ngày nay GDP bình quân đầu người của Ukraine là 13.341 USD, xong xếp thứ 97 thế giới.
Tính ra, GDP bình quân đầu người của Ukraine tăng hơn 90%, nhưng trong cùng kỳ con số này ở Ba Lan, Hungary và CH Séc tăng từ 4 -6 lần. Ngay Belarus cũng tăng 278%. Hiện GDP bình quân đầu người của Ukraine không chỉ thua Ba Lan mà còn thua cả Belarus, quốc gia có điều kiện và nguồn lực phát triển kém nhất.
Có thể nói nếu những năm 90 của thế kỷ trước nước láng giềng Ba Lan mơ ước được như Ukraine thì nay người Ukraine lại mơ được như người Ba Lan và nhiều người Ukraine đang sang Ba Lan để tìm kiếm công việc hậu hĩnh hơn. Một phân tích cho thấy đồng tiền hryvnia của Ukraine trong 25 năm tồn tại đã giảm giá 15 lần so với đồng USD, và kể từ thời điểm độc lập, đồng tiền quốc gia Ukraine đã giảm giá 90.000 lần, một con số rất bất ngờ.
Về nợ công, đầu năm 1994, nợ nhà nước của Ukraine là 4,8 tỷ USD (nợ nước ngoài chiếm 75%). Tính đến tháng 6/2018, nợ công của Ukraine tăng gấp 15 lần mức trên, lên 76,3 tỷ USD. Nợ nước ngoài cao gấp 2,6 lần dự trữ ngoại hối và để trang trải nợ công, mỗi người Ukraine phải gánh 1.800 USD.
Chính vì phụ thuộc vào tiền vay nước ngoài, Ukraine buộc phải tuân theo các điều kiện của Quĩ Tiện tệ Quốc tế (IMF) để có thể nhận các khoản vay mới. Một trong các điều kiện đó là tăng giá bán khí đốt. Không chỉ được nghe từ chính người dân Ukraine mà mới đây một Việt kiều cũng cho tôi biết tiền khí đốt hàng tháng ở thành phố Odessa của nước này lên tới 2.500 hryvnia, trong khi đó lương hưu trí chỉ ở mức 2000 hryvnia, không đủ để trả tiền khí đốt.
Giá khí đốt tăng cao đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều lĩnh vực kinh tế của Ukraine. Đáng chú ý là nhiều chuyên gia đã đặt câu hỏi tại sao Ukraine không mua khí đốt giá rẻ của Nga như trước kia mà lại phải mua giá cao lòng vòng từ các nước EU, liệu đây có phải sai lầm trong chính sách đối ngoại?
Chính sách đoạn tuyệt với Nga cũng gây nhiều tác hại, đặc biệt là đối với các tỉnh miền Đông, vốn trước đây là những trung tâm công nghiệp chính của Ukraine. Các nhà máy ở miền Đông Ukraine từng chế tạo máy móc, thiết bị, kể cả động cơ tên lửa và động cơ máy bay, để xuất khẩu chủ yếu sang Liên bang Nga. Nay do chính sách “không quan hệ” với Nga, những nhà máy này ngừng làm ăn với các đối tác Nga khiến cho các xí nghiệp hoạt động cầm chừng, người lao động mất việc, các thành phố công nghiệp miền Đông như Dnipropetrovsk, Kharkiv, Zaporoze … trở nên ảm đạm, không còn sức sống. Chính sách không thân thiện với Nga là một trong những nguyên nhân kìm hãm phát triển kinh tế, đặc biệt là ở các tỉnh ở miền Đông.
Cuộc cách mạng Nhân phẩm năm 2014 cho đến nay vẫn là điều gây tranh cãi khi Liên bang Nga luôn cho rằng đây là cuộc đảo chính Tổng thống Viktor Yanukovych trước sự làm ngơ, âm thầm hậu thuẫn của các nước phương Tây, và cũng chưa đem lại điều tốt đẹp gì. Liên tiếp các Tổng thống sau cách mạng – Oleksandr Turchynov, Petro Poroshenko, hay như Tổng thống đương nhiệm Volodymyr Zelensky – đều chưa thể chấn hưng kinh tế, tạo ra môi trường hòa bình, ổn định để Ukraine để phát triển.
Trước cuộc Cách mạng trên, Ukraine được xem như chia làm 2 phe Đông và Tây, với các tổng thống hoặc được miền Đông ủng hộ và thân Nga hoặc được miền Tây ủng hộ và có xu hướng nghiêng về Liên minh châu Âu (EU) lên cầm quyền. Sau Cách mạng, Ukraine quyết chỉ chọn con đường hướng tới EU, NATO và xa rời nước Nga láng giềng. Tuy nhiên có lẽ nước Ukraine hướng tới châu Âu tươi đẹp lại không được tươi đẹp và sáng sủa như nước Ukraine Đông-Tây trước kia.
Những tưởng Ukraine, với 45 triệu dân, sẽ trở thành một quốc gia trung lập, làm cầu nối giữa Nga và châu Âu, để có thể lợi dụng các lợi thế kinh tế của cả 2 khu vực này làm giàu cho mình thì nay ý tưởng đó hoàn toàn biến mất. Ukraine trở thành nước nghèo ở châu Âu, một vùng đệm tranh chấp giữa Đông và Tây với những khúc mắc chưa biết lúc nào có thể giải quyết.
Việc Ukraine khó có thể trở thành thành viên NATO chúng tôi đã biết từ thời điểm đưa tin về sự kiện Maidan năm 2014. Điểm vướng chính đó là Điều 5 Hiệp ước NATO. Điều này quy định rằng “bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào vào một hay một số thành viên liên minh đều được coi là tấn công vào toàn bộ liên minh” và tất cả các thành viên sẽ hỗ trợ nạn nhân của cuộc tấn công như vậy.
Với điều khoản này, đương nhiên một khi Ukraine ra nhập NATO, như Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói rõ thì nó cũng đồng nghĩa với việc tất cả các nước thành NATO phải giúp Ukraine lấy bán đảo Crimea, nghĩa là chiến tranh với Nga, điều mà NATO không hề muốn. Như vậy có thể thấy những tuyên bố hùng hồn của các nước phương Tây về quyền được lựa chọn của Ukraine thực chất cũng không phải là thực chất.
Cuộc cách mạng Nhân phẩm năm 2014 chưa thể đem lại những thành quả tích cực cho người dân và hơn thế nó chính là nguyên nhân khiến bán đảo Crimea sáp nhập vào LB Nga cũng như làm nổ ra cuộc chiến ở Donbass. Cuộc chiến này giống như một cơn bão tràn qua các tỉnh miền Đông Ukraine, quét sạch những triển vọng kinh doanh, kể cả của người Việt Nam ở đó, làm bần cùng miền Đông một thời phát triển.
Năm 2014, ai cũng mong mỏi xung đột sẽ mau chóng kết thúc để người dân có thể ổn định làm ăn, mưu cầu cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên giờ đây, sau gần 8 năm, xung đột tại Donbass vẫn chưa có hồi kết, mà thay vào đó ở phương Tây còn đang lan truyền về một cuộc “chiến tranh” quy mô hơn giữa Nga và Ukraine. Những thông tin này theo quan điểm của tôi là không chắc chắn. Tuy nhiên về mặt nào đó nó cho thấy sự xấu đi của tình hình, về cuộc khủng hoảng còn trầm trọng hơn ở Ukraine, ấn giấu sau đó có thể là những hậu quả kinh tế lớn lao, gây thêm áp lực cho người dân.
Tóm lại có thể thấy nước Ukraine vẫn bế tắc trong cuộc khủng hoảng cả về quân sự và kinh tế mà chưa tìm được đường hướng thích hợp để giải quyết những khó khăn này. Nếu trước đây, Ukraine có được những thế hệ lãnh đạo kiên định, quyết tâm đi theo con đường tự lực tự cường, không nghiêng sang Tây hay ngả sang Đông, để trông mong vào các khoản tiền viện trợ thì có lẽ, sau 30 năm, đất nước này đã không rơi vào tình cảnh như hiện nay.
VIỆT NAM: SẼ KHÔNG BAO GIỜ TRỞ THÀNH MỘT UKRAINE THỨ HAI
Để dễ hiểu, chúng ta cứ tưởng tượng tình hình Ukraine giống như việc để đám hậu duệ của ngụy quân, ngụy quyền tay sai VNCH khi xưa lên nắm quyền, và chúng sẽ xúc phạm lãnh tụ Chủ tịch Hồ Chí Minh, phủ nhận những công lao của Người với đất nước và dân tộc Việt Nam, chúng sẽ phá phách những tượng đài, xé rách những trang sử hào hùng của biết bao thế hệ người Việt đã đem máu xương đổi lấy hòa bình của Việt Nam hôm nay.
Hãy tưởng tượng xem, khi con cháu ngụy quyền chúng nó có cơ hội lên cai trị đất nước, chúng sẽ thế nào với những người lính năm xưa, với những anh bộ đội Cụ Hồ từng xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, Sẽ thế nào khi chúng đặt Ngô Đình Diệm hay một vài tên nào đó từng là đầu xỏ của cái chế độ tay sai kia lên bệ thờ và ca tụng Mỹ vì đã cứu rỗi dân tộc Việt Nam. cứ nghĩ đến thôi đã thấy sục sôi căm giận.
Cộng đồng mạng đã từng so sánh chính quyền Ukcraina ngày nay là nguyên bản tái sinh của ngụy quyền Việt Nam Cộng hòa xưa kia. Nhìn lại thấy một số ý kiến nói cũng đúng, khi thấy rõ sự bất ổn của một bộ máy cai trị tay sai do đế quốc lập ra, khi không nghe lời mẫu quốc, hay chia chác quyền lợi không đều giữa những kẻ từng được coi là cùng hội cùng phường và cái kết thảm khốc cho chế độ gia đình trị của ngụy quyền Ngô Đình Diệm và những kẻ cầm đầu cái chế độ tay sai tiếp theo sau này cho ta thấy bài học.
Cũng thấy may rằng, dù quân đội nhân dân Việt Nam khi đó muôn vàn khó khăn, nhưng nhờ tinh thần dân tộc và sự lãnh đạo của Bác Hồ quyết thống nhất và giải phóng đất nước dù có phải đốt cả dãy núi Trường Sơn thật là một nhãn quan sáng suốt. Nghĩ số phận Ukcraina mà rùng mình nếu ngụy quyền tay sai đó còn tồn tại dai dẳng khi mà chỉ một thứ hiển hiện nhìn thấy được thời hậu chiến của cuộc đua hạt nhân với rác thải phóng xạ không biết thảy đi đâu…
Cuối 2013 và đầu năm 2014, một trong những biến cố chính trị lớn nhất Đông Âu hậu Xô Viết diễn ra, đó là sự kiện Euromaidan. Đây là sự kiện mà phần đông người Ukraine chọn rũ bỏ Nga, quay sang phương Tây. Cách thức mà phần đông người Ukraine chọn là bạo loạn, lật đổ chính quyền, tạo điều kiện cho nước ngoài can thiệp. Hệ quả là nội chiến, đất nước bị chia cắt, lòng người li tán, kinh tế xuống dốc và Ukraine trở thành “trung gian chiến tranh” giữa các nước lớn.
Cũng trong năm 2014, Việt Nam cũng trải qua một biến cố lớn. Đó là sự kiện biểu tình phản đối Trung Quốc tại gần 30 tỉnh thành phố liên quan đến vụ việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển Việt Nam. Từ cuộc biểu tình phản đối, một số nơi đã lên tới bạo động, bạo loạn và cướp phá, nhiều người đã thiệt mạng, nhiều doanh nghiệp đã bị cướp phá, nhiều thế lực nước ngoài đã gửi lực lượng về Việt Nam tạo cách mạng màu.
Hai sự kiện đều có chung những tương đồng nhất định, như liên quan đến vấn đề chính trị, chủ quyền với các nước lớn, có dấu hiệu của sự can thiệp từ quốc gia nước ngoài – hay nói cách khác là cách mạng màu, mô típ chung là từ những cuộc biểu tình từ ôn hòa nhanh chóng thành bạo động, cướp phá… Thật ra tính chất của 2 sự kiện là khác nhau, quy mô của Euromaidan lớn hơn cuộc tình phản đối Trung Quốc ở Việt Nam nhiều, mức độ can thiệp của nước ngoài cũng lớn hơn, độ manh động của người dân Ukraine rõ ràng là gay gắt hơn… Nhưng thật may là chúng ta đã xử lý khéo léo để các cuộc biểu tình không leo thang, hãy nhớ rằng, chỉ với vài tay lính đánh thuê bắn tỉa xả súng vào đám đông biểu tình tại Ukraine đã khiến cho cuộc biểu tình bùng phát lên mạnh mẽ thế nào!
Sau 8 năm từ dấu mốc ấy, Việt Nam và Ukraine đã rẽ theo hai hướng đối nghịch nhau.
Theo ký giả Mark Mardell của BBC, chỉ vài ngày sau khi Obama rời Trung Quốc. Trung Quốc đã điều giàn khoan HD 981 đến vùng biển tranh chấp ở Biển Đông cùng lực lượng chấp pháp khổng lồ. Ký giả này cho biết, dường như các phép thử muốn xem rằng: “Việt Nam có phải là Ukraine của Thái Bình Dương hay không” – Câu trả lời, là không.
Khác với Ukraine, chọn ngả hoàn toàn sang phương Tây và bài Nga một cách cực đoan – một quốc gia gần gũi về chính trị, văn hóa, lối sống, ngôn ngữ. Thì Việt Nam, mặc dù có những tranh chấp gay gắt với Trung Quốc nhưng vẫn chọn sống chung hòa thuận với Trung Quốc. Ukraine đã chọn NATO và EU là đồng minh về lâu dài – còn họ có coi Ukraine là đồng minh hay không thì không biết, còn Việt Nam không lựa chọn bất cứ quốc gia nào trở thành một đồng minh thực sự.
“Việt Nam có những mối quan hệ truyền thống chứ không phải là đồng minh”
Năm 2014, GDP đầu người của Ukraine là 3123 USD/1 người trong khi Việt Nam chỉ là 1975 USD/1 người. Năm 2021, dự báo con số của Ukraine là 3100 USD/1 người, còn Việt Nam là 3742 USD/1 người. Trong khi dân số của Việt Nam gấp đôi so với Ukraine. Quốc gia Đông Âu có một lợi thế lớn về công nghệ, cơ khí và máy móc, nhưng họ đã buông những thứ đó và trượt dài trong 30 năm từ khi Liên Xô sụp đổ. Dĩ nhiên, những con số đôi khi chỉ mang tính tham khảo, nhưng những con số luôn bao hàm thông tin và không hề biết nói dối.
Mục tiêu của Ukraine vào năm 2014 là gia nhập EU và NATO, sau 8 năm, mục tiêu của họ… còn cái nịt và thậm chí lãnh thổ Ukraine còn bị chia cắt bởi Crimea và phần phía Đông đang nội chiến. Nhiều quốc gia EU không muốn Ukraine gia nhập EU, các cuộc đàm phán gặp nhiều khó khăn cả vì lý do chủ quan lẫn khách quan, như các quốc gia EU đã quá ngán “quả bom kinh tế” Hy Lạp và không muốn có thêm một “quả bom kích động” như Ukraine nữa. Năm 2014, Mỹ đã đưa ra một lời hứa hẹn đưa Ukraine vào NATO, nhưng Đức, Pháp và nhiều quốc gia khác không chịu gật đầu và bản thân Mỹ cũng chưa từng đưa ra bất cứ lời mời chính thức nào cho Ukraine cả.
Năm 2014, Ukraine khát khao NATO sẽ đóng quân tại nước này và cái giá họ phải trả Nga trừng phạt về kinh tế và “tiện tay mượn” Crimea, kích động vùng Đông Bắc nội chiến. Sau 8 năm, không một binh NATO nào có mặt ở Ukraine theo các thỏa thuận chính thức, không có một quốc NATO tuyên bố chính thức rằng sẽ đưa quân đến giúp Ukraine. Năm 2014, theo báo giới nước ngoài, Việt Nam từ chối một số đề nghị đóng quân tại Cam Ranh, kiên trì đưa lực lượng chấp pháp hoạt động cùng với ngoại giao. Trong 8 năm, các đảo tại Trường Sa liên tục được mở rộng, thậm chí có đảo tăng diện tích gấp đôi như Phan Vinh, Trường Sa…
Năm 2022, Ukraine đang bước vào bờ vực của một cuộc chiến tranh mới. Còn Việt Nam thì vẫn đang ở trong những mối quan hệ trung dung giữa các phe phái lớn và không ngả hẳn về bất cứ quốc gia nào.
Ukraine – quốc gia có mối quan hệ tương đối nồng ấm với Việt Nam đã để lại nhiều bài học lớn Việt Nam. Các sự kiện diễn ra tại năm 2014 đã tạo ra những ngã rẽ khác nhau trong tương lai của hai quốc gia, về bài học nên đối đãi như thế nào với các cường quốc, làm thế nào để tối đa hóa lợi ích dân tộc, làm thế nào để tồn tại song hành bình đẳng khi có biên giới cùng một nước lớn!
Và bài học Euromaidan cũng là một cái tát đau đớn cho bất cứ ai, bất cứ phe phái nào muốn Việt Nam liên minh với nước lớn để chống lại một nước lớn khác, rũ bỏ và thù địch với quốc gia hùng mạnh ở láng giếng.
Không có đồng minh vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh cửu! Nước xa không cứu được lửa gần.
Những ngày này, mạng xã hội Ukraine xuất hiện nhiều hình ảnh thanh niên, quân nhân Ukraine tạm biệt gia đình, vợ con, bạn gái lên đường chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh với đối phương là một quốc gia đã có quá nhiều kinh nghiệm trận mạc và sở hữu vũ khí nguyên tử. Chúng ta liệu có muốn như Ukraine không?
Quay trở lại câu hỏi của ký giả Mark Mardell sau từng ấy năm: liệu Việt Nam có thể trở thành Ukraine của Châu Á hay không? – Chắc chắn là không.
Nguồn: Tổng hợp

Leave a Reply