Sưu Tầm

Các Tiểu Vương Quốc

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đừng nhầm lẫn với Ả Rập Xê Út
Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất
Tên bằng ngôn ngữ chính thức
[hiện]
Quốc kỳ
Quốc huy
ẩn
Bản đồ
Vị trí trên thế giới
Vị trí tại Trung Đông
Tiêu ngữ
الله, الوطن, الرئيس
Allah, al-Waṭan, al-Ra’īs
(Tiếng Ả Rập: Thượng đế, Quốc gia, Tổng thống)
Quốc ca
Ishy Bilady
(tiếng Việt“Tổ quốc ta muôn năm”)
Trình đơn
0:00
Hành chính
Chính phủ
Quân chủ tuyển cử bán lập hiến liên bang
Hội đồng Tối cao Liên bang
7 Tiểu vương[hiện]
Tổng thống
Khalifa bin Zayed Al Nahyan
Thủ tướng & Phó Tổng thống
Mohammed bin Rashid Al Maktoum
Lập pháp
Hội đồng Quốc gia Liên bang
Thủ đô
 Abu Dhabi (Abu Zaby)
24°28′B 54°22′Đ
Thành phố lớn nhất
 Dubai
Địa lý
Diện tích
83,657 (32.300mi²) km² (hạng 114)
Diện tích nước
không đáng kể %
Múi giờ
GMT (UTC+4); mùa hè: UTC+4
Lịch sử
Độc lập
2 tháng 12 năm 1971
Các Quốc gia Đình chiến tuyên bố độc lập
10 tháng 2 năm 1972
Ras al-Khaimah gia nhập
Ngôn ngữ chính thức
Tiếng Ả Rập
Dân số ước lượng (2017)
9.304.277 người (hạng 93)
Dân số (2005)
4.106.427 người
Mật độ
99 người/km² (hạng 110)
Kinh tế
GDP (PPP) (2020)
Tổng số: 647.6 tỷ USD (hạng 33)
Bình quân đầu người: 58.466 USD (hạng 9)
GDP (danh nghĩa) (2020)
Tổng số: 353.9 tỷ USD (hạng 35)
Bình quân đầu người: 31.948 USD (hạng 24)
HDI (2020)
 0.890[1] rất cao (hạng 31)
Đơn vị tiền tệ
Dirham Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (AED)
Thông tin khác
Tên miền Internet
.ae
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (tiếng Ả Rập: دولة الإمارات العربية المتحدة‎, chuyển tự Dawlat al-Imārāt al-‘Arabīyah al-Muttaḥidah, gọi tắt là UAE theo tên tiếng Anh là United Arab Emirates) là quốc gia Tây Á nằm về phía đông nam của Bán đảo Ả Rập, trên Vịnh Ba Tư, giáp với Ả Rập Xê Út đồng thời có biên giới trên biển với Qatar và Iran. UAE duy trì chế độ Quân chủ tuyển cử liên bang bao gồm các tiểu vương quốcAbu Dhabi (thủ đô), AjmanDubai (thành phố lớn nhất), FujairahRas Al KhaimahSharjah và Umm Al Quwain[2]. Mỗi tiểu vương quốc lại có một vị Quân chủ cai trị, giữa các Quân chủ hình thành Hội đồng Tối cao Liên bang, hội đồng này sẽ họp để bầu chọn ra 1 người đại diện làm Tổng thống của toàn liên bang theo nhiệm kỳ.[3] Năm 2013, quy mô dân số UAE được ước tính đạt vào khoảng 9,2 triệu người trong đó 1,4 triệu có quyền công dân hợp pháp và 7,8 triệu còn lại là người nhập tịch hoặc ngoại kiều.[4][5][6]
Sự có mặt của con người tại UAE cổ đại bắt nguồn từ quá trình di cư của những người hiện đại từ châu Phi cách đây khoảng 125.000 năm TCN thông qua các vết tích, chứng cứ được khai quật tại khu vực khảo cổ học Faya-1 ở Mleiha và Sharjah, nơi đây phát hiện các địa điểm chôn cất, an táng của con người có niên đại từ thời đại đồ đá mới và thời đại đồ đồng, trong đó, địa điểm lâu đời nhất là Jebel Buhais. Kế tiếp sau thời kỳ cổ đại là thời kỳ xuất hiện nền văn minh của người Sumer, trong giai đoạn này, khu vực là nơi phát triển nền kinh tế thương mại nhộn nhịp trong Thời đại Umm Al Nar, giao thương, trao đổi hàng hóa với Thung lũng Indus, các khu vực BahrainMesopotamiaIranBactria và Levant phát triển mạnh mẽ. Thời kỳ Wadi Suq tiếp theo và thời đại đồ sắt đã chứng kiến ​​sự xuất hiện của nhiều bộ lạc du mục của người Ả Rập trên sa mạc cũng như bắt đầu có sự phát triển của các hệ thống trữ nước cùng thủy lợi hỗ trợ cho việc định cư lâu dài của cư dân ở cả vùng ven bờ biển lẫn trong nội địa. Thời đại Hồi giáo của UAE bắt đầu với việc trục xuất người Sasani khỏi lãnh thổ sau trận chiến Dibba. Lịch sử thương mại của UAE đã dẫn đến sự hình thành “Julfar” – ngày nay là tiểu vương quốc Ras Al Khaimah cùng các tiểu quốc khác. Sự thống trị thương mại biển xung quanh Vịnh Ba Tư bởi các thương nhân người Dubai đã dẫn đến xung đột quân sự với các Đế quốc châu Âu như Bồ Đào Nha và Anh.
Sau nhiều thập kỷ xung đột liên miên trên biển với các cường quốc, các bộ tộc hồi giáo đã chấp nhận đình chiến với việc ký kết Hiệp ước hòa bình hàng hải vĩnh viễn với Đế quốc Anh vào năm 1819 (phê chuẩn vào năm 1853 và thêm một lần nữa vào năm 1892), qua đó chính thức thành lập Các Quốc gia Đình chiến dưới sự bảo hộ của Hoàng gia Anh. UAE giành được độc lập và tuyên bố thành lập quốc gia thống nhất vào ngày 2 tháng 12 năm 1971 – sau khi đàm phán thành công với người Anh. 6 tiểu vương quốc đầu tiên đồng loạt gia nhập Liên bang vào năm 1971 và tiểu vương quốc thứ 7 còn lại – Ras Al Khaimah, gia nhập cuối cùng vào ngày 10 tháng 2 năm 1972.[7]
Hồi giáo và tiếng Ả Rập là tôn giáo chính thức cũng như ngôn ngữ chính thức ở UAE ngày nay. Dự trữ dầu mỏ của UAE được dự tính lớn thứ 7 trên thế giới trong khi trữ lượng khí đốt tự nhiên được ước tính lớn thứ 17 toàn cầu.[8][9] Tuy vậy, Sheikh Zayed, người cai trị tiểu quốc Abu Dhabi và đồng thời là vị Tổng thống đầu tiên của UAE là người đã trực tiếp khởi xướng hàng loạt cải cách kinh tế – xã hội nhằm tránh sự ảnh hưởng, phụ thuộc quá mức của dầu mỏ đối với nền kinh tế quốc gia, kế hoạch của ông là sử dụng nguồn doanh thu khủng từ dầu mỏ để tái đầu tư vào hệ thống y tế, giáo dục cũng như xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng đồng thời đa dạng hóa nền kinh tế.[10] Các cải cách thành công đưa nền kinh tế của UAE trở nên đa dạng và bền vững nhất trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh với thành phố đông dân nhất Dubai là một thành phố toàn cầu, trung tâm thương mại hàng không và hàng hải quan trọng quy mô quốc tế.[11][12] Đất nước ít phụ thuộc hơn vào tài nguyên thiên nhiên so với những năm trước đồng thời phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực công nghệdu lịchthương mại, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và kinh doanh. Chính phủ UAE là một trong số ít chính phủ không đánh thuế thu nhập cá nhân mặc dù họ vẫn có vận hành, xây dựng một hệ thống chuyên để thu thuế doanh nghiệp cùng thuế giá trị gia tăng riêng ban hành vào năm 2018 (nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức 5%).[13]
UAE hiện nay vẫn đang duy trì một số luật của Bộ Luật Hồi giáo Sharia trong hệ thống pháp lý. UAE sở hữu một nền kinh tế với thu nhập rất cao, là một trong những quốc gia giàu có nhất trên thế giới với thu nhập bình quân đầu người luôn được xếp vào nhóm dẫn đầuchỉ số phát triển con người (HDI) đạt mức rất cao (thống kê năm 2020). UAE được công nhận là một cường quốc khu vựccường quốc năng lượng và cường quốc bậc trung.[14][15] UAE là một đồng minh thân cận và quan trọng của Hoa Kỳ tại Trung Đông[16], thành viên của nhiều tổ chức quốc tế lớn, trong số đó nổi bật như: Liên Hợp QuốcLiên đoàn Ả RậpTổ chức Hợp tác Hồi giáoOPECPhong trào không liên kết và Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh.

Leave a Reply