Tôn Thất Đính (1926–2013) có biệt danh là Ba Đính, ông là một trong số ít các sĩ quan được ưu ái và thăng cấp tướng trong thời kỳ Đệ Nhất Cộng hòa. Tuy nhiên, ông lại là một trong những nhân vật chủ chốt trong cuộc Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1963
Năm 1957 ở Huế, Tôn Thất Đính làm con nuôi của ông Ngô Đình Cẩn. Trung tá Tôn Thất Đính thuở đó thường có phong cách ứng xử rất “ngang tàng, hách xì xằng lắm, ưa dùng gậy chỉ huy đập thuộc cấp”.
Năm 1956, Tôn Thất Đính giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 2 bộ binh ở Quảng Ngãi và năm 1957, được điều về làm Tư lệnh Sư đoàn 1 bộ binh. Trong giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1961, Tôn Thất Đính trở thành Tư lệnh Quân đoàn 1. Tới năm 1962, Tôn Thất Đính là Tư lệnh Quân đoàn III kiêm Tổng trấn Đô thành Sài Gòn, có trong tay 2.500 lính dù, 1.500 lính thủy quân lục chiến, 700 quân cảnh. Ngoài ra, ông ta còn có liên hệ với Sư đoàn 5 bộ binh…
Nếu không lôi kéo được tướng Đính thì nhóm đảo chính rất khó bề thành công, cho nên không phải ngẫu nhiên mà trưởng phòng CIA ở Sài Gòn, John Richardson đã khuyến cáo nhóm tướng lĩnh chóp bu trong phe đảo chính rằng, phải cố gắng thuyết phục cho bằng được Tôn Thất Đính tham gia.
Nghe nói rằng để lôi kéo Tôn thất Đính thì Đỗ Mậu phải qùy xuống lạy van vỉ Tôn thất Đính theo nhóm phản loạn để làm đảo chạnh. Sau này tại thời điểm 1975, tên phản chủ Đỗ Mậu lại quỳ lạy một sĩ quan cấp tá của Việt Nam Cộng Hòa để xin một chỗ trên tàu trốn ra nước ngoài và để xin tha cho cái mạng của hắn
2. TÂM SỰ VỀ ĐẢO CHÁNH 1963
Sau đây là tâm sự của Tôn thất Đính với giáo sư Huỳnh văn Lang:
“Năm 1976-78, lúc anh còn đi làm cho xuởng xe Volwagon ở Rockville, Maryland, mỗi ba bốn tháng tôi đem chiêc xe con cốc VW của tôi lên thay dầu mở…đều có gặp anh Đính (tôi và TT Tôn Thất Đính luôn luôn xưng hô anh em với nhau) và gần như luôn anh than thở với tôi: ”Bậy qua anh Lang tôi nghe lời tên lính khố xanh Đỗ Mậu làm đảo chánh ông cụ (Tổng Thống Ngô Đình Diệm) bậy quá anh Lang….”(Huỳnh Văn Lang)
3. TÂM SỰ VỚI BẠN BÈ
Tướng Tôn Thất Đính, qua lời tường thuật của đại tá Nguyễn Hữu Duệ, viết như sau:
“Duệ, chắc anh em tụi mày hận tao lắm phải không? Tình thế buộc tao phải làm như vậy Chúng toa phải biết, nếu Ba Đính này không theo cách mạng, thì thằng Mai Hữu Xuân nó sẽ mượn thế giết hết tụi bay rồi.”
Rồi ông làm mặt cảm động, chùi nước mắt nói tiếp:
“Tụi nó giết cụ, tao có biết gì đâu. Đặt Ba Đính này vào sự việc đã rồi. Nếu cụ nghe tao thì đâu đến nỗi nào”(…) Ông nói huyên thuyên, lúc mày tao, vẻ thân mật, lúc toa moa, (…) Mày gặp anh em, nói cho tụi nó rõ. Ba Đính này đâu có biết thằng Mai Hữu Xuân nó giết ông cụ như vậy. Tao phải theo tụi nó để bảo vệ anh em tụi mày.”
4. TÂM SỰ VỚI NGUYỄN VĂN LỤC
Người viết cũng có dịp trao đổi với Tướng Đính vào trung tuần tháng 7-2010 và xin được tóm tắt ghi lại.
Đúng ra, đây không chính thức là một buổi phỏng vấn. Vì thế cách xưng hô không theo một thể thức trịnh trọng như thông thường mà là Bác với em. Mặc dù không chính thức phỏng vấn, nhưng tôi vẫn cẩn thận mở máy thâu băng như thông lệ.
Căn nhà tướng Đính xem ra có phần nhếch nhác, thiếu một bàn tay phụ nữ, mặc dầu bác hiện đang sống với một bà vợ Bắc Kỳ thứ “dữ”.
Giang sơn của bác thu gọn vào một góc với rất nhiều tấm hình trong quân phục oai vệ cầm ba toong của ông tướng một thời. Sau 1963, bác thường nhét một con dao găm vào đôi giầy bốt nhà binh cho thêm oai vệ, và đi đâu cũng có tiền hô hậu ủng, súng ống hà rầm.
Đó cũng là cung cách Tôn Thất Đính.
Cạnh đó có nhiều bằng khen, tưởng lục, huân chương, v.v… Bác không thể không hãnh diện về điều đó. Nhưng những tấm hình trông beau trai, oai vệ so với vóc dáng hiện nay nhìn mà không khỏi buồn cho bác.
Nay bác như một con người già cô đơn, be bét rượu, say lướt khướt. Mặc dầu bác đã hứa chừa rượu với hai cô cháu gái của bác.
Tôi nhìn bác và khó có thể tin được: cái người ngồi trước mặt tôi, trông thế kia mà đã có thời hét ra lửa và đã gián tiếp giết hại tổng thống Ngô Đình Diệm.
Một ý tưởng lóe lên trong đầu tôi, ông Diệm đáng thương hay cái người ngồi trước mặt tôi đáng thương.
Rượu đã làm nhân cách bác thay đổi so với một vị tướng khác phong cách chững chạc, từ tốn, dè dặt. Bác Đính mời tôi uống la de, như vậy trong tủ lạnh còn hai chai. Bác tu hết cả hai chai còn lại rồi sai tôi vào tủ lạnh lấy chai khác. Hết hai chai làm gì còn chai khác; bác gắt nói còn một chai nữa mà tôi cố tình dấu không cho bác uống.
Cắt nghĩa cho bác hiểu là bác quên đã mời tôi một chai.
Tôi gợi ý bác nói về cái ngày 2-11-1963 và hỏi bác có phải chính bác đã gọi cho đại tá Lê Quang Tung – một người bạn thân thiết với tình đồng chí của bác (Cả hai là đảng viên đảng Cần Lao). Bác nhận có gọi. Nhưng theo anh Lê Quang Phúc, con trai đại tá Tung, lúc đó 15 tuổi thì buổi sáng đó bố anh quyết định không đi.
Định mệnh cách nào đó đã giết đại tá Lê Quang Tung. Vì khi thiếu tướng Trần Thiện Khiêm gọi thì đại tá Lê Quang Tung quá tin người và nể Trần Thiện Khiêm nên đã mặc quân phục và lái xe jeep vào bộ Tổng tham mưu.
Ông bị thảm sát vì lời mời này. Trần Thiện Khiêm là người gián tiếp giết Lê Quang Tung chăng?
Phần tướng Đính kể cho hay là khi vào đến bộ Tổng tham mưu thì đã thấy, “‘thằng’ Conein ngồi chủ tọa giữa đám tướng lãnh. Nó ngồi ghếch hai chân lên bàn. Và chỉ thị cho người này, người kia.” Sau đó, bác Đính bắt đầu chửi bọn tướng lãnh chỉ là một lũ hèn, hám danh, hám lợi. Bác tuôn ra một tràng dài…
Tôi hỏi bác có biết ai giết ông Ngô Đình Diệm – Ngô Đình Nhu? Bác cho biết, lúc đó bác đã đi ra ngoài, chỉ huy cuộc hành quân. Như thế bác không có mặt kể từ lúc 1 giờ 30.
Xem ra thì những kế hoạch giết các ông Diệm-ông Nhu trên hầu như bác Đính không dính dáng và không biết gì.
Nhưng câu hỏi then chốt mà gần như tôi buộc bác phải trả lời là bác có điều gì hối tiếc trong cuộc đời binh nghiệp của bác không?
Dùng sức mạnh lý luận, ép một ông già không còn năng lực lý luận phải nhìn nhận xem ra có điều bất nhẫn. Cuối cùng bác đã thú nhận hối tiếc đã nhúng tay vào cái chết của hai ông Diệm- ông Nhu. Đồng thời cũng cố gượng gạo nói là tôi đã cảnh báo hai ông mà họ coi thường không nghe tôi.
Tôi thấy đã đủ những điều mà tôi muốn bác một lần phải nói ra. Và bác đã nói tất cả sự thật- cả tâm tư và sự trăn trở của bác. Sau đó bác rủ tôi ra ngoài đi dạo nói chuyện. Bác than về người vợ Bắc kỳ này.
Chuyện riêng của bác xin khép lại ở đây. Tối hôm ấy, tôi được cô cháu gái của bác cho biết ông đi ra ngoài đường quen múa gậy ba toong, dọa nạt kẻ đi đường và bị cảnh sát làm biên bản.
Có lẽ đây là một buổi nói chuyện làm tôi buồn cho thế sự và con người hơn cả. Tôi tội nghiệp bác Đính hơn là ghét ông. Ngoài phần nói chuyện trực tiếp với tướng Đính, tôi còn được biết thêm nhiều chi tiết liên quan đến gia đình, dòng họ, cuộc đời tướng Đính. Trong đó, ông có người anh rể là cấp tướng phía bên cộng sản. Chị tướng Đính đã chết một cách thảm khốc khi chờ đợi lên đường tập kết ra Bắc với chồng năm 1954 tại rừng Phan Thiết. Bà đã bị cọp vồ, chết đi để lại một người con gái còn ẵm ngửa cho gia đình tướng Đính nuôi. Tôi đã được nghe người con gái bất hạnh này kể lại cả quãng đời bất hạnh của bà trước 1975 và sau 1975 và bây giờ.
Theo ông Brian Smith thì tình trạng các tướng lãnh lúc bấy giờ là hốt hoảng, sợ hãi. Quả thực họ quá sợ hãi, xấu hổ và tìm cách che đậy. Ông Brian Smith nhấn mạnh trường hợp tướng Tôn Thất Đinh không dám đến nhận diện xác chết hai ông Diệm- ông Nhu vì xấu hổ.
5. TÂM SỰ VỚI NHÀ BÁO
Sau đây là trích bài phỏng vấn Tôn thất Đính về những gì trong quá khứ
HHP: Cấp bậc của ông là gì trước và sau đảo chánh?
Tướng Đính: Tôi là Thiếu Tướng (Brigadier General, 2 sao) trong cuộc đảo chính, sau đó thăng Trung Tướng (Maj. General, 3 sao).
HHP: Tôi thấy dường như lúc đó ông có cấp bậc thấp hơn và trẻ hơn đa số tướng lãnh tham gia đảo chánh, tại họ lại xem là việc rất quan trọng để thuyết phục ông theo phe đảo chánh?
Tướng Đính: Tôi là Tư lệnh Quân đoàn III và Tổng trấn toàn bộ Sài Gòn, từ tháng 8 năm 1963 (Tướng Đính khi là Tổng trấn Sài Gòn và Tư lệnh Quân đoàn III mới 36 tuổi). Nhà Ngô dựa vào tôi để bảo vệ cho họ chống bất kỳ cuộc tấn công nào, trong nước hoặc từ nơi khác, về phía Bắc, và Tướng Huỳnh Văn Cao để bảo vệ họ chống kẻ thù ở phương Nam. Trong số 17 Tướng lãnh QLVNCH, tôi là một trong hai người thực sự có quân đội để điều động. Vị Tướng khác, cũng có quân là Thiếu Tướng Nguyễn Khánh, ở một vùng giao tranh hàng trăm dặm về phía Bắc của Sài Gòn. Sau cuộc đảo chính (hụt) năm 1960, hầu hết các tướng khác đã bị ông Diệm và ông Nhu tước hết thực quyền, và được đưa về Sài Gòn, để có thể theo dõi. Quan trọng hơn, gia đình họ Ngô tin hoàn toàn tin cậy ở tôi, vì vậy nếu tôi di chuyển quân, vào hay ra khỏi Sài Gòn, họ sẽ nghĩ rằng đó là để bảo vệ cho họ, không có chuyện gì khác. Khái niệm sau cùng quan trọng đặc biệt, bởi vì sau khi chúng tôi nói với Đại tá Tung di chuyển Lực lượng Đặc biệt ra ngoại thành Sài Gòn, thì nhà Ngô sẽ cần tôi chuyển quân của tôi vào (cho là) bảo vệ họ.
HHP: Như thế, ngay cả Tướng cao cấp hơn như Tướng Đôn cũng không có nhiều quân dưới sự chỉ huy trực tiếp của mình à?
Tướng Đính: Ông ấy đã là Trung Tướng Tham Mưu Trưởng, trên nguyên tắc phụ trách điều hành đất nước theo quân luật, nhưng thực tế ông chỉ huy một toán vệ sĩ khoảng 50 binh lính và chỉ được xem là bù nhìn.
HHP: Các viên chức Hoa Kỳ ở miền Nam, như Conein và Lodge, đã sốt sắng cỡ nào với cuộc đảo chính? Và họ biết rõ tin tức đảo chánh tới mức nào?
Tướng Đính: Conein là một người bạn thân của tôi, anh ấy thích phong cách của tôi ở chiến trường, và chúng tôi biết nhau từ ngày Conein còn nhiệm vụ phá hoại ở ngoài Bắc. Nhưng ngay cả khi Conein kê súng vào đầu tôi vẫn sẽ không nói cho anh ta biết nhiều về cuộc đảo chính. Lodge chắc chắn là một người ủng hộ nhiệt thành cho cuộc đảo chính, nhưng nói chung là không thể tin tưởng bất kỳ ai, trừ bản thân hoặc những người có nguy cơ trực tiếp tới sinh mạng để đảm bảo cho sự thành công của cuộc đảo chính. Tôi không nói ngay cả cho vợ tôi về điều đó (cuộc đảo chánh).
HHP: Khi đã đồng ý theo phe đảo chính với Đôn và những người khác, ông đã nghĩ những gì? Ông có bất cứ kế hoạch cụ thể nào của riêng mình, hay là ông OK với kế hoạch của Đôn?
Tướng Đính: Tôi đã suy nghĩ về việc yêu cầu ông Diệm cải cách hoặc và ngay cả đã nghĩ tới một cuộc đảo chính do mình chủ động trong thời gian trước đó. Thật sự tôi là người duy nhất có đầy đủ lực lượng và can đảm để thực hiện các công tác hậu cần của cuộc đảo chính. Chúng tôi nói chuyện rất lâu tại cuộc họp ở Chợ Lớn (ngày 30 tháng Mười), và tôi chỉ muốn loại ông Nhu, có thể là bằng cách đưa đi lưu vong, và yêu cầu ông Diệm lãnh đạo một chính phủ đổi mới, dùng một chính quyền cải cách với chương trình đổi mới. Tôi chưa bao giờ nghĩ ông Diệm là kẻ thù, hoặc xem thường ông.
HHP: Vì vậy, ông không bao giờ lên kế hoạch giết ông Diệm?
Tướng Đính: Không, ông Diệm là một người tốt, nhưng với ít tài năng. Ông được kính trọng có lẽ không phải vì khả năng lãnh đạo mà nhờ lòng tốt và sự khắc khổ của ông. ông Nhu ảnh hưởng ông quá nhiều ‒ và điều này làm tôi rất phiền thấy đám trung thần bảo thủ của ông Diệm. Tuy nhiên, không có thằng Đại Việt nào ưa ông Diệm. Tôi biết mọi người (đảng viên) Đại Việt sẽ phản đối bất kỳ hình thức chính phủ mới nào của ông Diệm, nhưng việc họ (Đại Việt) đã giết chết ông Diệm như thế thực sự làm tôi đau buồn.
HHP: Ông đã làm gì trong thời gian của cuộc đảo chính?
Tướng Đính: Có mặt với các binh sĩ, chận không cho quân của Tướng Huỳnh Văn Cao về đến Sài Gòn, trong khi đánh lạc hướng của những đoàn quân trung thành (với ông Diệm) từ phía Bắc và báo cáo về Tổng Tham Mưu. Tôi trực tiếp chỉ huy trận đánh.
HHP: Ông và Tướng Đôn đã đưa một kiến nghị vào tháng Chín năm 1963, và ông Đôn đã trình bày lại với ông Diệm một lần nữa vào ngày 31 tháng 10 tại Dinh Gia Long, đã có thay đổi nào trong bản kiến nghị lần 2 và tại sao ông Diệm không đồng ý với những điều kiện đó?
Tướng Đính: Chúng tôi đã cho ông Diệm một cơ hội cuối cùng để thay đổi có thể cứu ông ấy. Những điều kiện khá giống nhau: thả các Phật tử đang bị giam, cải cách hành chính, v.v. Theo Đôn, ông Diệm nói rằng trật tự đã phục hồi và tất cả đã trở lại bình thường, như thế không còn nhu cầu thay đổi hơn nữa.
HHP: Một câu hỏi ngoài lề, ông có tin các tướng khác không?
Tướng Đính: Có lẽ không phải tất cả, tôi tin tưởng và kính trọng Tướng Đôn. Tôi đánh hơi thấy có vấn đề trong tương lai với các tướng lãnh Đại Việt, và quan điểm của chúng tôi cũng khác nhau. Một số người trong trong nhóm này giống như dân du côn và băng đảng hơn là sĩ quan, thí dụ như (Đại uý Nguyễn Văn) Nhung và (Tướng Lê Văn) Kim. Nhung chết dần mòn trong tù, sau đó bị các tù nhân khác siết cổ chết, thay vì chết như một người lính trên chiến trường.
HHP: Nhưng Đôn đến Dinh Gia Long ngày 31 tháng 10, ngay cả nếu ông Diệm và ông Nhu đồng ý với các điều kiện đưa ra, các tướng lãnh có thể ngưng các cuộc đảo chính, sắp xảy ra, được không?
Tướng Đính: Chắc chắn được. Ít nhất là tôi không muốn đảo chính nếu ông Diệm đã đồng ý các điều kiện ghi trong bản kiến nghị. Mặc dù đó có thể chỉ là một hành động của người tuyệt vọng (hứa sẽ thay đổi), cũng đủ để tôi nói với các tướng khác ngừng cuộc đảo chính. Không có tôi thì không thể có cuộc đảo chính.
HHP: Điều gì xẩy ra với tư lệnh Lực lượng đặc biệt, Đại tá Lê Quang Tung, và em của ông, Trung tá Lê Quang Triệu, cựu lãnh đạo của Đoàn Thanh niên Cộng hòa của ông Diệm, và những người khác?
Tướng Đính: Cả hai đã bị giết. Một số người khác bị bắt giữ. Tôi không thể nhớ tất cả. Đọc cuốn sách “20 năm binh nghiệp” (Twenty Years With the Army) của tôi bạn sẽ biết nhiều hơn nữa.
HHP: Tôi đã đọc một vài cuốn sách về cuộc đảo chính năm 1963, và đã có rất nhiều cuộc tranh luận hai anh em nhà Ngô đã chết khi nào và như thế nào. Giả thuyết “tai nạn tự tử” là thuyết giả tạo, nhưng vẫn còn có hai giả thuyết khác: một số nói rằng họ đã bị giết trong xe bọc thép, trong khi những người khác nói rằng họ đã được chở tới Tổng Tham Mưu, yêu cầu phát thanh lời từ chức, và bị giết ở đó khi họ từ chối không từ chức. Ông có thể vui lòng cho tôi biết những gì thực sự đã xảy ra?
Tướng Đính: Minh (cồ) sau đó nói với tôi rằng ông ta đã nói với Nhung “cho đi hết” (có nghĩa là “giết” hết) khi thằng Nhung đi bắt anh em nhà Ngô. Đây cũng là một một trong số các đảng viên Đại Việt thù ghét ông Nhu trước trước đó (sử dụng các cảnh sát bí mật) giết một trong những người bạn hay người thân của mình. Nhung là người có hai giòng máu Việt-Lào, và một hung thủ thích những nghi lễ kỳ quái của bộ lạc như uống máu và thích giết người quá đáng. Mai Hữu Xuân, viên tướng phụ trách áp tải hai anh em ông Diệm Nhu cũng là một đảng viên Đại Việt.
HHP: Như vậy tại sao các tướng lãnh không muốn nói chuyện mặt đối mặt với các ông Diệm Nhu, hoặc ít nhất là với ông Diệm? Dường như tất cả mọi thứ đã nằm dưới sự kiểm soát của họ lúc đó và không có gì để lo sợ. Nhiều người nghĩ họ có thể đã mang lại tính chính thống cho cuộc đảo chính bằng cách yêu cầu ông Diệm chính thức từ chức.
Tướng Đính: Không, nếu họ giết ông Nhu, một điều rất nhiều tướng lãnh muốn chính mình làm, ông Diệm sẽ không nhượng bộ, bất kể chuyện gì xảy ra sau đó. Ngay cả để Nhu lưu vong, Ông Diệm cũng không muốn khi Lodge đề nghị hồi tháng Chín. Mặt khác, để ông Nhu sống có nghĩa là nguy cơ tiềm ẩn về lâu dài. Và nếu họ đưa ông Diệm đến Tổng Tham Mưu, cảm xúc sẽ bất nhất: Phe Đại Việt sẽ muốn giết ông, trong khi Khiêm, Cao và tôi và một số người khác có quan hệ còn quá sâu đậm với ông Diệm để có thể dứt bỏ được, do đó có thể (chúng tôi) sẽ phản đối. Tình hình đã rất căng thẳng và phức tạp vào lúc này, cả Minh và Đôn muốn rắc rối hơn. Đó là một liên minh mong manh, và điều duy nhất buộc chúng tôi với nhau là nhiệm vụ chống lại cộng sản miền Bắc.
HHP: Có bao nhiêu phần tham gia của Mỹ?
Tướng Đính: Với tôi tại thời điểm đó mức độ tham gia của Mỹ ở mức tối thiểu. Có lẽ với Đôn và vài người khác thì đó lại là những chuyện khác, vì họ thường xuyên liên lạc với các quan chức Mỹ ở Sài Gòn. Tôi là một quân nhân nhiều hơn là một người làm chính trị. Tuy nhiên, tôi đã nhận thức rõ Mỹ không chấp thuận chính sách đàn áp của ông Diệm và ông Nhu. Với tôi sự việc đã rõ ràng hơn sau cuộc đảo chính là Washington đã giật dây chính trị, và không nếu có những kẻ giật dây này, cùng với việc sử dụng quá nhiều phương tiện truyền thông của Mỹ để chống ông Diệm, thì đã không thể có một cuộc đảo chính. Mục tiêu chống cộng lớn hơn dường như đã cản lối trong rất nhiều vấn đề và hợp lý hoá những tranh cãi, chính sách hay hành vi cực đoan nhất.
Nguồn: Online