Điểm Báo Việt Ngữ

Vấn Nạn Đạo Văn

Vấn nạn đạo văn

Trích dẫn từ nguồn: Trang Web Chúng Ta: bài viết Hồng Hà 09:01 SA @ Thứ Hai – 14 Tháng Mười Hai, 2009

Giờ đạo văn không chỉ gây bức xúc trong giới văn học nghệ thuật mà nó đã trở thành căn bệnh mà cả xã hội lên án.

Từ việc đạo văn một tác phẩm văn học

Đây là tình trạng diễn ra phổ biến nhất. Khi các nhà văn, nhà thơ trở nên nổi tiếng, tên tuổi và tác phẩm của họ đã có “thương hiệu” thì cũng là lúc những nhà văn này phải đối mặt với tình trạng đạo văn của nhiều cây viết trẻ. Họ là những người muốn nổi tiếng nhanh chóng mà không tốn nhiều công sức không cần phải tích lũy tri thức cũng như kinh nghiệm sống.
Họ chỉ còn cách là “bê tác phẩm của tác giả đã có tên tuổi, biến tác phẩm của họ thành tác phẩm của mình. Đạo văn là gì? Hiện tượng này ở phương Tây có một tên gọi chung là
’plagiat”.Từ này gốc Latin “plagio” nghĩa là “ăn cắp”. Đạo văn khác với sự vay mượn sáng tạo. Đạo văn không phù hợp với hoạt động sáng tạo cũng như với các chuẩn mực chung của đạo đức và của Luật bảo hộ quyền tác giả. Nhà văn VTH đã có thời gian vô cùng bức xức khi truyện “Máu của lá” của bà ngang nhiên bị “cóp nhặt” làm tác phẩm dự thi vào trường viết Văn Nguyễn Du của thí sinh PMP. Điều bất ngờ hơn nữa là tác phẩm này được ban giám khảo chọn giới thiệu trên báo Văn Nghệ Trẻ như một “hiện tượng” văn học. Quá bất mãn bà đã lên tiếng: “Truyện của tôi bị ăn cắp trắng trợn. Tôi sẽ kiện đến cùng!!!”. Cũng có hiện tượng, đạo văn là những em học sinh chỉ vì sự ngây thơ, không hiểu hết định nghĩa việc đạo văn, cũng như không hiểu hết hai từ đạo văn. Trường hợp em NTK, cựu học sinh trường PTTH Lý Thường Kiệt là một ví dụ. Em nói rằng, em đã gửi cho báo TPCN hàng trăm bài thơ, nhưng không được in bài nào cả. Bực mình em chép một bài thơ của nhà thơ TTS, mà em vô tình đọc được trên một tờ báo cũ, cách đây hơn chục năm rồi ký tên em và gửi cho báo, thử xem người ta có in không? Quả nhiên, chỉ vài tuần sau, báo đã in bài thơ đó.
Không chỉ các cây viết trẻ hay các em học sinh muốn nổi tiếng, ham hư danh mới đạo văn, mà ngay có các bậc ca sĩ thành danh, tên tuổi rạng ngời trên các trang báo, được khán giả khắp nơi hâm mộ… cũng đạo văn. Họ không chỉ làm ảnh hưởng đến thương hiệu của người khác mà chính họ đã và đang làm mờ đi thương hiệu của chính mình. Vài năm trước, độc giả khắp nơi vô cùng ngạc nhiên khi câu chuyện rùm beng về việc ca sĩ NK lấy tác phẩm “Cha và mùa thu” của NTMT đăng trên tạp chí văn nghệ trẻ để tặng bố mình. Lẽ ra NK phải nói với bố là, bài thơ này con thích, nó rất phù hợp với tâm trạng của con… nên con chép tặng bố! Nhưng vấn đề nằm ớ chỗ NK khăng khăng rằng đây chính là đứa con tinh thần của mình, sự việc này tốn không ít giấy mực của báo chí. Vì ca sĩ NK là một ca sĩ nổi tiếng, được khán giả hâm mộ, còn NTMT dường như vô danh. Gần đây là đến chuyện ca sĩ QL “cóp” thơ QVK – một nhà thơ tài hoa, mệnh yểu vào đĩa VCD của mình. Những chuyện như thế này đều sẽ còn tiếp diễn trong một bộ phận những ca sĩ trẻ tài năng?
Đến việc đào cả một bộ giáo trình hay một công trình khoa học lớn
Sự việc này diễn ra liên tiếp trong những năm gần đây, khi vấn nạn bằng thật, kiến thức giả ngày càng phổ biến. Để có một các bằng “Tiến sĩ giấy”, nhiều vị đã bê nguyên một công trình khoa học hay một bộ giáo trình của người khác ra kí tên mình như một hình thức đánh dấu
bản quyền thương hiệu. Chỉ thương những người là “cha mẹ đẻ” của “đứa con tinh thần trên đành ngậm đắng nuốt cay khi bị nhiều người nghi oan là đạo văn vì rõ ràng về bằng cấp và địa vị mình đều không bằng người ta. Nhà nghiên cứu Phan Nhật Chiêu kể: “Tôi sang trường bạn, có người hỏi: “Giáo trình của anh sao giống của một vị PGS TS ở đây quá?”. Mà vị PGS-TS ấy khi mới vào TP.HCM tìm đến tôi học hàng ngày. Nhưng giờ cô ấy là PGS- TS, mà tôi chỉ là giảng viên nên đương nhiên người ta nghĩ kẻ có học vị thấp hơn “đạo” lại của người có học vị cao hơn”. Ông càng thêm buồn bã khi những bài thơ dịch của ông bị Nguyễn Thánh Ngã đạo lại rồi mang lên báo in, cuối cùng người bị nghi án đạo văn chính là ông chứ không phải nhân vật đáng kính kia. Câu chuyện vẫn tiếp tục với hành vi đạo văn liên tiếp, có hệ thống của TS. Mai Hảo Yến đối với 3 công trình của Gs. Diệp Quang Ban, Đỗ Hữu Châu là câu chuyện buồn nhất của các trường Đại học Việt Nam.
Vấn đề đạo văn đã được nhìn nhận nghiêm túc hơn khi Công ước Berne ra đời. Đối với vấn đề đạo công trình khoa học, PGS Trần Thị Hà – Vụ trưởng Vụ ĐH và Sau ĐH cho biết: “Nếu chuyện đạo văn của bất kỳ TS nào liên quan đến luận án đã bảo vệ Bộ GD-ĐT sẽ xử lý ngay”. Gần đây, một số doanh nghiệp, khi tham gia dự thầu cũng bị xử phạt nghiêm khắc, nguyên nhân là hồ sơ dự thầu của các doanh nghiệp quá giống nhau. Nhà thầu tại Quảng Ngài phân trần: Đối với các doanh nghiệp địa phương, việc bỏ thời gian nghiên cứu và hoàn chỉnh hồ sơ dự thầu quá khó khăn. Chúng tôi chỉ nghĩ cứ copy của nhau rồi sửa cho hợp với doanh nghiệp mình là được. Rõ ràng đây là một hiện tượng đạo văn, cần được hiểu một cách đúng đắn. Xây dựng ý thức giữ gìn và tôn trọng quyền tác giả về văn hóa, nghệ thuật là giải pháp tổng hợp cả về mặt đạo đức và mặt pháp lý. Đó là việc làm không chỉ của riêng giới trí thức, văn nghệ sĩ, nhà quản lý trong và ngoài ngành văn hóa – thông tin, mà còn là việc làm của các cấp các ngành, các địa phương và toàn xã hội, đoàn kết phấn đấu xây dựng một xã hội tươi đẹp mà trong đó mọi người sống và làm việc theo pháp luật.

Leave a Reply

error: Content is protected !!