Đọc thấy bài thơ này được chép trong Thế thuyết tân ngữ lúc Tào Phi ra lệnh cho Tào Thực trong bảy bước phải làm xong một bài thơ với chủ đề anh em, nhưng các chữ trong bài thơ cấm dùng 2 chữ “anh em”, nếu làm không xong thì sẽ bị chém đầu. Tào Thực bước đi bảy bước và làm bài thơ này. Phi nghe xong có ý thẹn liền tha tội chết cho em. Đây nói lên sự tài tình trong bài thơ của Tào Thực là mượn hình ảnh dùng cành đậu làm củi để nấu hột đậu là thâm ý muốn ám chỉ việc là: “anh em sao lại tương tàn hại nhau”.
七步詩
煮豆持作羹,
漉豉以為汁,
萁在釜下然。
豆在釜中泣,
本自同根生,
相煎何太急。
Thất bộ thi
Chử đậu trì tác canh,
Lộc thị dĩ vi trấp,
Cơ tại phủ há nhiên.
Đậu tại phủ trung khấp,
Bản tự đồng căn sinh,
Tương tiễn hà thái cấp.
Dịch nghĩa
Đun đậu nấu làm canh,
Lọc đậu để lấy nước.
Cành đậu đốt ở dưới nồi,
Hạt đậu ở trong nồi khóc.
Vốn từ một gốc sinh ra,
Sao lại đốt nhau khốc liệt như vậy?
Bài thơ này còn có một dị bản bốn câu được lưu truyền, chép trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung như sau:
煮豆燃豆萁,
豆在釜中泣。
本是同根生,
相煎何太急?
Chử đậu nhiên đậu ky,
Đậu tại phủ trung khấp.
Bản thị đồng căn sinh,
Tương tiễn hà thái cấp?
(Nấu đậu đun cành đậu,
Đậu ở trong nồi khóc.
Sinh ra từ một gốc,
Sao nỡ đốt thiêu nhau?)