Biên Soạn

Đằng Vương Các

Đằng Vương Các, mới nghe thấy tên gọi này thì ai mà không có cái cảm giác như bên trong ý nghĩa của cụm từ này hình như đã có một cái gì đó như cao sang quý trọng lắm và nếu đem hình ảnh Đằng Vương Các mà lồng vào cốt chuyện tình cảm nam nữ khi kể truyện thì nó như có vẻ tình tứ mà còn làm tăng thêm chút lãng mạng thì phải. Do đó, các văn nhân thi sĩ thường mượn hình ảnh Đằng Vương Các để trau chuốt cho văn, thơ của mình thêm phần phong phú.
Sau đây, chúng tôi xin ghi lại đại khái “vài điểm” chánh yếu về sự tích Đằng Vương Các, chớ nơi đây chúng tôi không ghi lại nguyên trang sử về ĐVC, vì nếu ghi lại từng chi tiết một toàn bộ sử thì dài dòng lắm, Nếu các bạn cần tìm hiểu về sự tích ĐVC, thì tham khảo các Links ghi ở dưới trang.
Được biết, Đằng Vương Các nằm ở phía tây bắc thành Nam Xương, bên bờ đông sông Cám Giang. Được Lý Nguyên Anh (con trai của Đường Cao Tổ Lý Uyên, em của Đường Thái Tông Lý  Thế Dân) cho xây dựng lên vào năm Vĩnh Huy thứ 4 (năm 653thời nhà Đường. Năm 652 Lý Nguyên Anh được điều đến Tô Châu để nhậm chức Thứ Sử, ông sai Đô Đốc Hồng Châu xây dựng cái Các này để làm chỗ ở. Do đó, Lý Nguyên Anh được phong là “Đằng Vương”, và từ đó, cái Các này được gọi là Đằng Vương Các 滕王閣, Các này tọa lạc ở bên sông Tầm Dương và khoảng 20 năm sau thì đô đốc Hồng Châu là Diêm Bá Dư, thường được gọi là Diêm Công, cho trùng tu Các. Sau khi hoàn thành công việc, ông cho mời các văn, thi sĩ đến sáng tác thơ văn để làm kỷ niệm. Lúc bấy giờ, Vương Bột 王勃 là một thanh niên tài hoa hơn người, nhân lúc đi thăm cha làm Thứ Sử ở đất Giao Châu, khi thuyền đến bến Mã Dương, nghe tin Diêm Đô Đốc mở tiệc lớn mời văn nhân, thi sĩ khắp nơi, Bột nôn nóng muốn đến tham dự và đáng lý thuyền phải đi thêm ba ngày nữa mới đến nơi được, nhưng may nhờ hôm ấy có gió thuận, nên Vương Bột đến nơi chỉ trong một đêm, cho nên cũng kịp lúc được vào dự yến tiệc. Thật ra, lúc ấy Diêm Đô Đốc muốn khoe khoang tài văn chương lỗi lạc của người nhà ông. Nhưng không ngờ gặp phải một tân khách trẻ tuổi nhất, (lúc bấy giờ chỉ mới 15 tuổi)  lại làm dược bài thơ hay nhất và được mọi người thán phục thiên tài, câu thơ đó như sau: (Lạc Hà Dử Cô Vụ Tề Phi; Thu Thủy Cộng Trường Thiên Nhất Sắc) “落 霞 與 孤 鶩 齊 飛, 秋 水 共 長 天 一 色”,  có nghĩa là: Ráng chiều cùng cò trắng đều bay, Màu nước với da trời cùng một sắc. Từ đó, danh tiếng của Vương Bột nổi như cồn, cho nên có câu thơ tán dương như sau: “Thời Lai Phong Tống Đằng Vương Các 時 來 風 送 滕 王 閣. Nghĩa là : thời vận đã tới nên mới có gió đưa (chàng) đến Đằng Vương Các cho kịp lúc dự yến và thi thố thiên tài.
Đông Thiên Triết sưu tầm và biên soạn:
Tài Liệu tham khảo: Wikipedia.  
Thành Ngữ Điển Tích, Danh Nhân Từ Diển

 

Leave a Reply

error: Content is protected !!