Reply Comments

Về Chữ Hán Phồn Thể và Giản Thể

Chữ Hán Phồn Thể và Giản Thể (繁體和簡體漢字)
Có một vài vi hữu viết trên Comments hỏi tôi, tôi có phải là người Hoa hay không? vì các bạn này có đọc qua những bài thơ Đường Luật bằng Hán ngữ của tôi, và câu hỏi kế là: “tại sao chữ Trung Hoa lại phân ra 2 loại,  Phồn Thể và Giản Thế và sự khác biệt nhau ở điểm nào ?
Trả lời câu hỏi vì sao tôi biết chữ Hán:
Trước hết, xin khái quát về cá nhân tôi: cha tôi người Trung Hoa, mẹ là Việt Nam, cho nên trong người tôi có 2 dòng máu Trung Việt, vì cha người Hoa, nên thủa nhỏ mới lên 5,6 tuổi, cha tôi đã cho tôi vào học trường Hoa ngữ, (ở VN thường gọi là trường Tàu) nói là trường dạy chữ Trung Hoa, nhưng thật ra hay nói đúng hơn, đó là một ngôi trường dạy Song Ngữ “Trung và Việt”, tuy nhên, cái gốc của nó vẫn là trường dạy tiếng Trung, chữ Hán, (không có chương trình dạy Việt ngữ vào những năm tháng trước đó) nhưng, vào những năm tháng sau này, tức vào khoảng những năm 1957, 1958 trở về sau, thì Bộ Giáo Dục của Cụ Diệm bắt đầu buộc các trường Trung Hoa trên toàn cõi VN đều phải dạy thêm môn Việt ngữ, phải “song hành” nghĩa là 5/5. (5 giờ dạy Trung văn thì phải có 5 giờ dạy Việt ngữ, và đây là một Sắc Lệnh), do đó, tuy tôi học trường Trung mà tôi vẫn có học Việt ngữ, cho nên tôi mới biết thông thạo Việt ngữ như ngày hôm nay, đó là như vậy.
Câu trả lời kế tiếp là: chữ Hán Phồn Thể và chữ Hán Giản Thể khác biệt như thế nào? : (lưu ý: câu hỏi này, tôi chỉ xin giải đáp một cách khái quát, vì nếu chi tiết hóa chủ đề câu hỏi thì rất là dài dòng văn tự)
Thứ đến, nói về chữ Hán phồn thể (繁體漢字) hay chữ Hán chính thể (正體漢字) đó là một trong hai bộ chữ in tiêu chuẩn củ tiếng Trung  và đã được áp dụng từ thế kỷ thứ 5 trong thời Nam Bắc triều và câu trả lời kế tiếp là chữ Hán giản thể  簡體, 2 tiếng “giản thể” này là lối nói theo truyền thống từ xưa nay và cụm từ này chỉ những người Hoa không thuộc khối CS sử dụng.
Nhưng, nếu là người Trung Quốc sống tại Đại Lục hay lớp trẻ trưởng thành tại đây, thì họ ít khi dùng cụm từ: giản thể  簡體 mà họ chỉ nói theo lối nói mới của họ là cụm từ: “Giản Hóa Tự 简化字.
Tựu trung, giản hóa tự 简化字 hay là giản thể Tự 簡體字,” đều giống y nhau và đó là một hệ thống tiếng Trung được “giản lược” nét chữ, có nghĩa là “viết theo lối ít nét” do chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cải biến và áp dụng bắt đầu từ năm 1949. (sau khi Mao Trạch Đông đánh bại Tưởng Giới Thạch và họ Tưởng phải chạy sang đảo Đài Bắc cố thủ cho đến ngày nay và đã thành lập một quốc gia có chánh thể dân chủ, tự do, đó là một đảo quốc Đài Loan hiện hữu như ngày nay mà cả thế giới đều được biết.
So sánh điểm lợi và bất lợi giữa chữ Hán Phồn Thể và Giản Thể:
Theo ý riêng của tôi, chữ Hán Giản Thể thì không mang biểu trưng đặc thù nguồn gốc sơ khai của Hán tự, ngoài việc chỉ muốn đơn giản hóa cách viết sao cho mau, nhanh, lẹ mà thôi. Còn chữ Hán Phồn Thể thì nó mang nhiều ý nghĩa rất đặc trưng trên những nét chữ thường được biểu thị qua  phong thái “tượng hình”, do đó, khi nhìn lên mặt chữ, chúng ta có thể đoán biết ý nghĩa của chữ đó là nghĩa gì một cách khái quát, xin nhấn vào link: chữ Hán tượng hình để tham khảo thì sẽ biết rõ thêm.
Trân trọng,
ĐTT
Nguồn tham khảo: Wikipedia và trang Web Trung Tâm Tiếng Trung Chinese.

Leave a Reply

error: Content is protected !!