Thơ Hán-Việt

Trường Can Hành (Bài 1 và 2)

Trường Can Hành (hồi 1) 長干行 (其一)
Thưa các bạn,
Thỉnh thoảng tôi có vào các trang web bằng Hoa ngữ để đọc các bài thơ Đường thì thấy có bài thơ  “Trường Can Hành” của Lý Thái Bạch được ghi chú có sự sai biệtmột số chữ trong câu thơ (cả 2 bài, hồi 1 và hồi 2) mà theo như trang web của ông Bùi Minh Long 裴 明 龍  viết. (ông Bùi Minh Long là một học giả và cũng là môt trước tác gia nổi tiếng ở Hoa Lục) ghi lại như sau:
Theo ông thì có sự sai biệt một vài chữ trong mỗi bài thơ Trường Can Hành, nhưng không thấy ông xác định chữ nào của bài nào là đúng và sai, và chữ nào của bài nào là sai và đúng, chỉ thấy ông chú thích trong cả 2 bài và có đánh dấu bên hong của mỗi câu bị sai, trong cả 2 bài.
(những chữ mà ông Bùi Minh Long ghi chú là sai biệt, nhưng theo nhận xét của tôi, thì dù cho có một chữ trong câu đó sai, thì cũng không làm thay đổi ý nghĩa của câu thơ đó bao nhiêu).
Nay tôi post lên đây để quý vị nào yêu thích thơ Đường Luật trước thưởng lãm sau tùy nghi.
Những chữ sai biệt xin ghi bên hong của mỗi câu thơ và có tô màu sắc khác nhau để quý vị dễ nhận dạng.
Dưới đây là những chữ khác biệt trong bài (TCH hồi 1) từ trên đếm xuống theo thứ tự từng câu, như câu thứ 8 chữ THƯỜNG (嘗) hay là chữ THƯỢNG (尚), câu 14 là chữ KHỞI (豈) hoặc SỈ (恥, câu 16 là chữ DỰ (預) bài kia thì Dự (澦) có thêm bộ THỦY, câu 18 chữ MINH (鳴) hay là THANH (聲), câu 19 chữ TRÌ (遲) hay là CỰU (舊), câu 20 chữ LỤC (綠) hay là chữ THƯƠNG (蒼), câu 23 chữ LAI (來) hay là HUỲNH (黃).
Thưa các bạn, ngay như các bài thơ Đường đã được in ấn từ trong nước: (Hoa Lục hoặc Đài Loan) vẫn còn bị sai lạc, huống hồ các bài thơ Đường được chuyển dịch sang Việt ngữ và được in ấn theo lốí cổ điển trước những năm 75 tại VN, do kỹ thuật in ấn vào thời điểm đó,  bằng cách là nhờ các tay thợ sắp chữ, sắp những con chữ vào khuôn bảng kẻm bằng chì, rồi phết mực lên in thì chắc chắn sẽ khó tránh khỏi những nhầm lẫn hoặc sai lạc dẫn đến chỗ tam sao thất bổn.
Dưới đây là bài chuyển ngữ và dịch nôm theo thể Lục Bát của tôi.
Trân trọng
長干行 二首  (其一 )
妾發初覆額,
折花門前劇。
郎騎竹馬來,
繞床弄青梅。
同居長干里,
兩小無嫌猜。
十四為君婦,
羞顏未開。  (一作 )
低頭向暗壁,
千喚不一回。
十五始展眉,
願同塵與灰。
常存抱柱信,
上望夫臺。  (一作 )
十六君遠行,
瞿塘灩堆。 【加水
五月不可觸,
天上哀。 (一作 聲)
門前行跡,    (一作 )
一一生苔。  (一作 蒼)
苔深不能掃,
落葉秋風早。
八月胡蝶,     (一作)
雙飛西園草。
感此傷妾心,
坐愁紅顏老。
早晚下三巴,
預將書報家。
相迎不道遠,
直至長風沙。
李 白
Trường Can Hành, ( kỳ I)
Thiếp phát sơ phúc ngạch.
Chiết hoa môn tiền kịch,
Lang kỵ trúc mã lai.
Nhiễu sàng lộng thanh mai,
Đồng cư Trường Can lý.
Lưỡng tiểu vô hiềm sai,
Thập tứ vi quân phụ.
Tu nhan vị thường khai,       (thường hay là thượng)
Đê đầu hướng ám bích.
Thiên hoán bất nhất hồi,
Thập ngũ thủy triển mi.
Nguyện đồng trần dữ hôi,
Thường tồn bão trụ tín.
Khởi thượng vọng phu đài,  (khởi hoặc là sỉ)
Thập lục quân viễn hành.
Cù Đường Liễm Dự đôi,        (có bộ thủy)
Ngũ nguyệt bất khả xúc.
Viên minh thiên thượng ai,  (minh hoặc là thanh)
Môn tiền trì hành tích.          (trì hoặc là cựu)
Nhất nhất sinh lục đài,         (lục hoặc là thương)
Đài thâm bất khả tảo.
Lạc diệp thu phong tảo.
Bát nguyệt hồ điệp lai,          (lai hoặc là huỳnh)
Song phi tây viên thảo.
Cảm thử thương thiếp tâm,
Tọa sầu hồng nhan lão.
Tảo vãn hạ Tam Ba,
Dự tương thư báo gia.
Tương nghinh bất đạo viễn,
Trực chí Trường Phong Sa.
Lý Bạch
Dịch nôm theo thể thơ Lục Bát
HÀNH KHÚC TRƯỜNG CAN (1)

Tóc trên trán Thiếp vừa dài,
Hái hoa trước cửa, ngày ngày đùa chơi.
Ngựa tre Chàng cưỡi đến nơi,
Quanh sàng nghịch ném tơi bời quả mơ.
Truờng Can cùng ngụ bấy giờ,
Hồn nhiên hai đứa ngây thơ biết gì.
Lúc Thiếp mười bốn vu quy,
Thẹn thùng má đỏ thường khi rượi buồn.
Quay đầu vào vách, đêm buông,
Nghìn câu Chàng gọi thiếp luôn im lời.
Mười lăm nhan sắc tuyệt vời,
Đường trần thề nguyện trọn đời thủy chung.
Thương Chàng nghĩ ngợi mông lung,
Cần chi lên gác tựa lưng đợi chồng.
Năm mười sáu, Chàng ruổi rong,
Cù Đường, Diễm Dự đồi sông ảm sầu. (*)
Tháng ngày xa cách rầu rầu,
Trời buồn, vượn hú một mầu thê lương.
Chân Chàng in dấu trước vườn,
Rêu xanh còn mọc quanh tường, mái tranh.
Làm sao quét sạch rêu xanh,
Thu về lá rụng trơ cành, ban mai.
Tháng Tám bươm bướm vãng lai,
Đủ đôi đủ cặp lượn bay Tây vườn.
Khiến lòng sầu nhớ vấn vương,
Má hồng phai nhạt canh trường xót thương.
Tam Ba, sớm tối băng đường,
Được tin nhạn báo Chàng đương trở về.
Đón nhau nào quãng sơn khê,
Trường Phong Sa đó, phu thê tương phùng.

 (Cẩn Dịch theo thể thơ Lục Bát)
(*) địa danh ở tỉnh Tứ Xuyên: Cù Đường, Diễm Dự
(Bài Trường Can Hành hồi 2 sẽ đăng tiếp kỳ tới)
Nhấn vào link dưới đây để đọc bài TCH (2)
=================================================================================================
Trường Can Hành (bài 2) 長 干 行 (其二)
Thưa các bạn,
Thỉnh thoảng tôi có vào các trang web bằng Hoa ngữ để đọc các bài thơ Đường thì thấy có bài thơ  “Trường Can Hành” của Lý Thái Bạch được ghi chú có sự sai biệt một số chữ trong câu thơ (cả 2 bài, hồi 1 và hồi 2) mà theo như trang web của ông Bùi Minh Long 裴 明 龍  viết. (ông Bùi Minh Long là một học giả và cũng là môt trước tác gia nổi tiếng ở Hoa Lục) ghi lại nhu sau:
Theo ông thì có sự sai biệt một vài chữ trong mỗi bài thơ Trường Can Hành, nhưng không thấy ông xác định chữ nào của bài nào là đúng và sai, và chữ nào của bài nào là sai và đúng, chỉ thấy ông chú thích trong cả 2 bài và có đánh dấu bên hong của mỗi câu bị sai, trong cả 2 bài.
(những chữ mà ông Bùi Minh Long ghi chú là sai biệt, nhưng theo nhận xét của tôi, thì dù cho có một chữ trong câu đó sai, thì cũng không làm thay đổi ý nghĩa của câu thơ đó bao nhiêu).
Nay tôi post lên đây để quý vị nào yêu thích thơ Đường Luật, muốn nghiên cứu hay chỉ để thưởng lãm thì tùy nghi.
Những chữ sai biệt xin ghi bên hong của mỗi câu thơ và có tô màu sắc khác nhau để quý vị dễ nhận dạng.
 Dưới đây là những chữ khác biệt trong bài (TCH hồi 2) từ trên đếm xuống theo thứ tự từng câu, như trong câu thứ 1 chữ THIẾP (妾) hay là chữ TÍCH (昔) câu 6 là chữ HẠ (下) hoặc TẠI (在)        
Thưa các bạn, ngay như các bài thơ Đường đã được in ấn từ trong nước: (Hoa Lục hoặc Đài Loan) vẫn còn bị sai lạc, huống hồ các bài thơ Đường được chuyển dịch sang Việt ngữ và được in ấn theo lốí cổ điển trước những năm 75 tại VN, do kỹ thuật in ấn vào thời điểm đó,  bằng cách là nhờ các tay thợ sắp chữ, sắp những con chữ vào khuôn bảng kẻm bằng chì, rồi phết mực lên in thì chắc chắn sẽ khó tránh khỏi những nhầm lẫn hoặc sai lạc dẫn đến chỗ tam sao thất bổn.
Trân trọng
長 干 行 (其二)
深閨里,  (一作)
烟塵不曾識。
嫁與長干人,
沙頭候風色。
五月南風興,
思君巴陵。(一作)
八月西風起,
想君發揚子。
去來悲如何,
見少離別多。
湘潭幾日到,
妾夢越風波。
昨夜狂風度,
吹折江頭樹。
淼淼暗無邊,
行人在何處。
好乘浮雲驄,
佳期蘭渚東。
鴛鴦綠蒲上,
翡翠錦屏中。
自憐十五餘,
顏色桃花紅。
那作商人婦,
愁水復愁風。
李 白
Trường Can Hành (kỳ II)
Ức thiếp thâm khuê lý (thiếp hay là tích)
Yên trần bất tằng thức.
Giá dữ Trường Can nhân,
Sa đầu hậu phong sắc.
Ngũ nguyệt nam phong hưng,
Tư quân hạ Ba Lăng.       
(hạ hay là tạï)
Bát nguyệt tây phong khởi,
Tưởng quân phát Dương Tử.
Khứ lai bi như hà,
Kiến thiểu ly biệt đa.
Tương đàm kỷ nhật đáo,
Thiếp mộng việt phong ba.
Tạc dạ cuồng phong độ,
Xuy chiếc giang đầu thụ.
Miểu miểu án phong biên,
Hành nhân tại hà xứ.
Hảo thừa phù vân thông,
Giai kỳ lan chử đông.
Uyên ương lục bồ thượng,
Phỉ thúy cẩm bình trung.
Tự lân thập ngũ dư,
Nhan sắc đào hoa hồng.
Na tác thương nhân phụ,
Sầu thủy phục sầu phong.
Lý Bạch

———————————————————–
(Dịch nôm theo thể Lục Bát)
HÀNH KHÚC TRƯỜNG CAN (Hồi 2)
Phòng khuê nhốt bóng chờ ai,
Màng chi khói bụi đêm ngày thổi sang.
Lấy chồng người xứ Trường Can,
Trông xa bãi cát mây ngàn gió lay.
Tháng Năm ngọn gió nam xoay,
Ba Lăng Chàng đến, Thiếp hoài nhớ mong.
Gió Tây tháng Tám vàng đồng,
Chàng từ Dương Tử qua sông trở về.
Lòng hằng ôm nỗi tái tê,
Tao phùng thì ít, tràn trề biệt ly.
Tương Đàm năm tháng chàng đi,
Trong mơ Thiếp thấy vượt kỳ phong ba.
Cuồng phong vừa mới đêm qua,
Bên sông cây ngã đổ sa xuống bờ.
Đêm ngày gió thổi mịt mờ,
Ngổn ngang tâm sự, biết giờ Chàng đâu?.
Ước níu chòm mây trên đầu,
Bến Lan hẹn gặp bên cầu hướng Đông.
Uyên ương xanh cỏ bồ đồng,
Bình phong phỉ thúy gấm hồng kết đôi.
Mười lăm tuổi ngọc yêu đời,
Đóa hoa đào thắm tuyệt vời dung nhan.
Thiếp nay làm vợ thương lang,
Sầu dâng ngập nước, bẽ bàng gió reo.
 (Cẩn Dịch theo thể thơ Lục Bát)
Chú thích: trong bài thơ này có nhiều địa danh như: Trường Can, Ba Lăng, Dương Tử, Tương Đàm, Bến Lan, đều là địa danh tỉnh Tứ Xuyên T.Q

Leave a Reply

error: Content is protected !!