Đọc qua bài thơ của Đặng Dung, ông Thiện Nhân Nguyễn Khánh Do có lời viết như sau:
Đầu bạc giang san thù chưa trả,
Long tuyền mấy độ bóng trăng soi.
Tiểu sử: Danh tướng Đặng Dung, sinh không rõ năm, mất năm 1413. Ông người Nghệ An nhưng theo gia đình vào lập nghiệp tại vùng đất nay thuộc quận Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Ông cùng Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Suý rước Trần Quý Khoách về Nghệ An lập lên vua Trùng Quang quyết liệt kháng Minh. Năm 1413 ông cùng vua Trùng Quang bị bắt giải về Tàu, nửa đường ông trầm mình tự tử. Ngoài gương anh hùng tiết liệt, Đặng Dung còn được xem như một nhà thơ lớn của dân tộc, mặc dù trong đời ông chỉ để lại một, hai, bài thơ, trong đó có bài Cảm Hoài nổi tiếng. Sau đây là một bài viết phân tích bài thơ Cảm Hoài (Thuật Hoài) của ông.
Trong lịch sử có những tráng sĩ, danh tướng ngẫu nhiên làm một vài bài thơ. Thơ của họ được người đời sau biết đến là nhờ danh tiếng của họ lưu trong lịch sử. như: Lý Thường Kiệt, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư nằm trong trường hợp này. Nói đến Lý Thường Kiệt người ta nhắc tới bài thơ có câu “Nam quốc sơn hà Nam đế cư”. Nói tới Trần Quang Khải người ta kể“Đoạt sáo Chương Dương độ”. Và nói tới Trần Khánh Dư người ta đề cập tới bài ông lão: Bán Than. Đó là trường hợp từ danh của tướng người ta liên tưởng tới thơ của họ. Trường hợp của Đặng Dung ngược lại: từ thơ người ta liên tưởng tới cuộc đời của ông. Đặng Dung làm thơ nhiều hay ít không rõ, chỉ biết ông có một bài duy nhất được lưu lại, đó là bài Cảm Hoài (Thuật Hoài). Với bài này, tên ông đã có chỗ đứng trong văn học sử, và người đời sau khi đọc bài thơ không thể không khen cái hay của nó. Yêu thơ, muốn tìm hiểu thêm về tâm sự và cuộc đời tác giả, người ta sẽ thích thú khi biết rằng ông là một nhà ái quốc tuyệt vời, một dũng tướng can trường, một nhân kiệt hiếm có, một tráng sĩ hiên ngang, khí phách sống vào thời Trần mạt. Bài Thuật Hoàicủa ông nguyên tác bằng chữ Hán, phiên âm như sau:
Thế sự du du nại lão hà, Vô cùng thiên địa nhập hàm ca. Thời lai đồ điếu thành công dị, Vận khứ anh hùng ẩm hận đa. Trí chúa hữu hoài phù địa trục, Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà. Quốc thù vị báo, đầu tiên bạch, Kỷ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.
Đặng Dung
Riêng tôi thì cho rằng câu thành ngữ:“hữu xạ tự nhiên hương”, thật là chính xác, thể hiện qua những bài thơ của các vị tiền bối xưa kia, ngẫm xem, quý cụ đâu có làm nhiều bài thơ, chỉ một vài bài thôi, nhưng bài nào bài nấy đều “nặng ký” có “hồn có phách”, vì vậy mà người đời tự động đi tìm tòi, sao chép và truyền tụng cái hay, cái tuyệt xảo trong thi phẩm do mấy cụ sáng tác, vậy, chẳng phải đó chính là “hữu xạ tự nhiên hương”hay sao? Lấy một thí dụ khác như bài thơ Ông Đồcủa cụ Vũ Đình Liên, mà xét ra trong đời cụ VĐL chỉ võn vẹn có chừng 2,3 bài thơ thôi, nhưng bài thơ Ông Đồlà bài thơ xuất sắc nhất trong các bài thơ kia, vì thế mà bài thơ Ông Đồ hiển nhiên có chỗ đứng trong làng Văn Học Sửcủa nước nhà và được hậu thế truyền tụng ca ngợi “điểm son” của Ông Đồmãi mãi, không khác nào bài thơ Hoàng Hạc Lầucủa thi hào Thôi Hiệu bên Trung Quốc vậy.