Dưới đây là bài thơ “Vịnh Tranh Gà Lợn” bằng Hoa Ngữ do chính tôi chuyển ngữ và dịch theo thể thơ Cổ Phong vì nguyên tác bài thơ này là thể loại Thơ Cổ Phong.
Được biết bài thơ này ông làm từ trong khám Chí Hòa vào năm 1976, thời gian ông đang bị nhà cầm quyền CSVN giam cầm rất ư là khắc nghiệt.
Và nguyên tác bài thơ đưới đây đã được các văn nhân thi sĩ, các học giả, các nhà uyên bác xưa nay, trong cũng như ngoài nước đánh giá là một tuyệt tác phẩm chẳng thua gì thánh thi của Lý Bạch, Đỗ Phủ.
Theo nhà văn Đặng Tiến (Paris) trong bài viết Thơ xuân của Vũ Hoàng Chương (2001) thì bài thơ này được viết vào dịp Tết năm Bính Thìn 1976. Bản ghi ở đây do chính vợ của Vũ Hoàng Chương chép gửi (nguyên văn này do tôi trích trong Thi Viện online)
Theo tiến sĩ Đàm Trung Pháp là giáo sư Danh Dự Trường Đại Học Nữ Texas (PROFESSOR EMERITUS TEXAS WOMAN’S UNIVERSITY) có ghi nhận xét về Vũ Hoàng Chương như sau:
Ông rất xứng đáng là một vĩ nhân của thời đại bởi sự kiên định không sợ hãi trước bạo lực do các nguyên tắc của chính mình khi phải đối diện với các mối đe dọa từ việc đảng CSVN đã sử dụng vũ lực đối với nhà thơ họ Vũ.
Một điểm quan trọng từ yếu tố đạo đức của Vũ Hoàng Chương, mà nói theo sách Mạnh Tử bằng Hán ngữ thì đó là “uy vũ bất năng khuất” (威武不能屈) đó chẳng phải là viên ngọc quý đã được giáo sư tiến sĩ Đàm Trung Pháp diễn đạt theo như trên đây hay sao?
Được biết: Vũ Hoàng Chương, sanh năm 1915-1976, là thi sĩ Nam Bộ, ông đã chứng minh phẩm chất của một nhà thơ bất khuất qua bài thơ “Vịnh Tranh Gà Lợn” (Ode to tranh gà lợn) để châm biếm những người chiến thắng trong cuộc chiến tranh Việt Nam, cụ thể trong thời gian của những ngày đầu xuân Tết Nguyên Đán năm 1976.
Xuyên qua những dòng thơ đầy khí chất bất khuất, xem bọn tuyên huấn y như bức tranh gà lợn, ồn ào mỗi lần hay mỗi buổi sáng đến “làm việc” ‘lên lớp giảng sư” với “người thua cuộc” qua những bài bản được đảng soạn sẵn rập khuôn y chang: thôi, xin các người hãy ngưng ngay trò gà lợn “rao giảng, ủn ỉn” và hãy nghe “Rồng Ta Đây” ngâm khúc “tân thanh 新聲” cho bọn bây nghe còn hay hơn gấp bội.
Không những trò “gà lợn” om sòm, ủn ỉn, lại còn giở trò cài đạt “ăng teng” như: Rằng vách có tai, thơ có họa, Biết lòng ai đỏ mắt ai xanh?
Sự bất khuất của nhà thơ họ Vũ, sau lần bài thơ “Vịnh Tranh Gà Lợn” “ra đời” thì chẳng bao lâu, ông được đảng “ân xá”, thả ra và chỉ 5 ngày sau thì nhà thơ Vũ Hoàng Chương chết, hôm đó là ngày 6 tháng 9 năm 1976, nhà thơ bất khuất đã qua đời tại nhà riêng của ông.
San Jose, April 30/2023
– Tài liệu tham khảo: Link – Ái Hữu Đại Học Sư Phạm Sài Gòn
– Thi Viện Online
豬雞圖吟曲.
天還未亮夜何堪,
圖雜豬雞吵吵談.
屋檻耳牆詩有和,
誰知心目色紅藍.
弟兄雞眼盲期到,
一寸陰陽天地含.
煩擾哦哦停止叫,
新聲吟曲龍篪探.
東 天 哲
聖荷西 – 6月12日癸卯年2023
(Chuyển Ngữ)
Trư Kê Đồ Ngâm Khúc
Thiên hoàn vị lượng dạ hà kham
Đồ tạp trư kê sảo sảo đàm
Ốc hạm nhĩ tường thi hữu họa
Thùy tri tâm mục sắc hồng lam
Đệ huynh kê nhãn manh kỳ đáo
Nhất thốn âm dương thiên địa hàm
Phiền nhiễu nga nga đình chỉ khiếu
Tân thanh ngâm khúc long trì tham
Chú Thích:
1/-Thiên hòan vị lượng: trời chưa hẳn sáng
2/-Sảo sảo: tiếng ồn ào của gà lợn trong bức tranh
3/-Ốc hạm nhĩ tường: tường có ngạch, vách có tai (thơ có họa)
4/-Thùy tri tâm mục sắc hồng lam (biết lòng ai đỏ, mắt ai xanh)
5/-Kê nhãn manh: mắt bị mù (mắt quáng gà)
6/-Nhất thốn Âm dương: âm dương một tấc thành
7/-Nga nga là tiếng gà gáy cục tác, (xin đừng gáy nữa)
8/-Ngâm khúc long trì tham: hãy nghe ca khúc rất thanh tao của rồng ta đây
(Nguyên Tác) Vịnh Tranh Gà Lợn
Sáng chưa sáng hẳn tối không đành
Gà lợn om xòm rối bức tranh
Rằng vách có tai thơ có họa
Biết lòng ai đỏ mắt ai xanh
Mắt gà huynh đệ bao lần quáng
Lòng lợn âm dương một tấc thành
Cục tác nữa chi ngừng ủn ỉn
Nghe rồng ngâm váng khúc tân thanh
Vũ Hoàng Chương